Bé sơ sinh

Hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ kém hơn trẻ sinh thường

So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ có một khởi đầu kém thuận lợi hơn do phải mất đến 6 tháng để hoàn thiện hệ miễn dịch – dài gần gấp 20 lần so với trẻ sinh thường. Do đó, việc chăm sóc hệ miễn dịch trong giai đoạn đầu đời cần cẩn thận.

Ths. BS Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho biết: “Đường sinh tự nhiên của mẹ (qua âm đạo) có chứa nhiều vi khuẩn có ích giúp kích thích hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ sinh mổ không đi qua đường âm đạo nên không được tiếp xúc với những vi khuẩn có ích này khiến hệ vi sinh đường ruột chậm kích hoạt hơn. Ngoài ra, việc chậm được tiếp xúc với các kháng thể có ích trong sữa mẹ do phải cách ly 4 – 5 giờ sau sinh cũng là nguyên nhân cho việc chậm kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ. Một em bé sinh trong thường mất 10 ngày để hoàn thiện hệ miễn dịch trong khi quá trình này mất 6 tháng ở một em bé sinh mổ”.

tre-so-sinh_1385693054.jpg

Bên cạnh đó, trẻ sinh mổ còn dễ có nguy cơ tồn dịch trong phổi do lồng ngực của trẻ không bị ép chặt và làm sạch hết nước ối như khi đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ, dẫn đến các bệnh khò khè, suy hô hấp cấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp sau này. Trẻ sinh mổ có thời gian nằm viện dài hơn trẻ sinh thường, tuy đây là một môi trường được khử trùng nhưng không hoàn toàn vô trùng, do đó trẻ dễ bị lây nhiễm bởi các mầm bệnh khác từ môi trường bệnh viện, làm ảnh hưởng đến sức khỏe .

Cùng sự phát triển của y học hiện nay, sinh mổ được xem là phương pháp sinh an toàn, giảm thiểu rủi ro cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, khi đã hiểu các ảnh hưởng của phương pháp sinh này đối sức khỏe của trẻ, mẹ nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định sinh con theo phương pháp sinh này, ngoại trừ có sự chỉ định của bác sĩ. Ths. BS Lê Quang Thanh chia sẻ thêm để đảm bảo sự cân bằng giữa vi khuẩn có ích và vi khuẩn có hại theo tỷ lệ 85% và 15% (mức độ chuẩn của một cơ thể khỏe mạnh), chỉ cần cho bé bú mẹ sớm nhất có thể và bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Trong điều kiện không cho phép bú sữa mẹ hoặc được chỉ định dùng sữa công thức, mẹ có thể tìm đến sự hỗ trợ của các loại sản phẩm có công thức tương tự như sữa mẹ, có chứa oligosaccharides (lcFOS & scGOS) – một trong những thành phần chính của sữa mẹ giúp ức chế sự gia tăng của các vi khuẩn có hại và kích thích các vi khuẩn có ích phát triển; xây dựng và hoàn thiện hệ vi sinh đường ruột; tăng cường sự phát triển của hệ miễn dịch, giảm khả năng nhiễm trùng và dị ứng cho trẻ.

Phương Thảo

Bài viết liên quan

SHOPPING