Uncategorized

Cầm nắm – giai đoạn vàng trong sự phát triển của bé

Kỹ năng cầm nắm là kỹ năng vận động đầu tiên của bé, não của bé bắt đầu chỉ huy phối hợp được sự vận động của đôi tay.  Chính vì vậy “giai đoạn tập cầm nắm” đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển trí não của bé. Trước đó khi Bạn đưa tay cho bé, bé sẽ cầm lấy, nhưng đây chỉ là phản xạ đầu đời của bé. Bé chỉ thực sự bắt đầu phát triển kỹ năng cầm nắm khi được 3 hoặc 4 tháng tuổi và phải đến cả năm sau thì bản năng đó mới có thể phát triển toàn diện, bé có thể phối hợp nhuần nhuyễn việc cầm và giữ đồ trong tay.

Các giai đoạn phát triển kỹ năng cầm nắm ở trẻ

Bé 3 tháng tuổi
Bé chưa thể nắm lấy mọi thứ một cách chính xác. Lúc này bé đã có thể phối hợp giữ tay và mắt – nhìn thấy vật mình thích và cố để với lấy chúng, do đó món đồ chơi treo trong nôi sẽ là niềm vui bất tận của bé. (Tìm hiểu phản xạ cầm nắm ở trẻ sơ sinh)

Bé từ 4-8 tháng tuổi
Ở tháng thứ 4, bé đã có thể cầm lấy những vật lớn, như thú bông, đồ chơi. Những vật nhỏ hơn như hạt đậu thì bé vẫn chưa thể cầm được cho đến khi bé hoàn thiện các kỹ năng sử dụng ngón tay của mình.Không lâu nữa, sau khi bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên, bé sẽ bắt đầu lượm nhặt các vật xung quanh để cho vào miệng và thậm chí là cố cầm chiếc muỗng để múc đồ ăn cho mình.

Lúc này , bé bắt đầu chuyền đồ đạc từ tay này sang tay kia được rồi. Ba mẹ nhớ hãy cất những đồ dễ vỡ và có giá trị ra khỏi tầm tay bé, đồng thời đảm bảo không để vật dụng dụng nhỏ linh tinh để tránh bé lượm chơi và nuốt vào miệng gây nghẹt đường thở như: đồng xu, cúc áo, mắt đồ chơi thú bông…

Nguồn: Internet

Bé từ 9 đến 12 tháng tuổi
Với những sự nỗ lực không ngừng, bé bây giờ đã thành thục kỹ năng cầm nắm của mình hơn. Đây cũng là lúc bạn có thể nhận thấy dấu hiệu của việc thuận tay phải hay trái của bé, tuy là tay thuận không thể xác định chính xác cho đến khi bé 2-3 tuổi.

Bé dần hoàn thiện kỹ năng bốc bằng ngón tay trỏ và ngón tay cái với những vật nhỏ hơn. Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa bàn tay và các ngón tay giúp bé bắt đầu có thể tự cầm muỗng, nĩa để xúc thức ăn cho mình, mặc dù thật ra thì bé chỉ cầm muỗng bằng một tay và bốc thức ăn bằng tay còn lại mà thôi.

Trí não của Bé phát triển và vai trò chỉ huy giúp bé phát triển kỹ năng cầm nắm

Khi được 3 tháng tuổi, Bé bắt đầu chú ý quan sát xung quanh nhiều hơn. Bé bắt đầu bắt chước các hành động cầm nắm của người lớn, lúc này Trí não sẽ đóng vai trò chỉ huy các hoạt động tay chân, ngược lại các hoạt động của tay chân sẽ kích thích não bộ càng phát triển. Dần dần Bé sẽ phát triển được kỹ năng cầm nắm, bé sẽ điều khiển và phối hợp được 2 tay 

Khi cầm nắm tốt bé bắt đầu cảm nhận được thế giới xung quanh mình

Thông qua động tác cầm nắm, bé bắt đầu cảm nhận được mọi vật xung quanh thông qua việc sờ nắm. Đó là lý do Bé thường giơ tay ra cố cầm lấy các đồ vật xung quanh, bé lúc này cảm nhận được tính chất của các đồ vật như mềm, mịn, nóng, lạnh … Đây là bước đầu tiên Bé bắt đầu tự tìm tòi học hỏi .

Bánh ăn dặm cho bé Organic Apple Monkey có dạng thon dài giúp bé phát triển kỹ năng cầm nắm

Bánh gạo ăn dặm organic Apple Monkey được bổ sung Omega 3 & DHA tốt cho sự phát triển của trí não !

Bài viết liên quan

SHOPPING