Bé sơ sinh

Mẹ làm gì khi bị bé cắn lúc bú

Ai trong chúng ta cũng biết tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Được ôm con vào lòng luôn là niềm ước ao của tất cả các mẹ , nhưng  việc nuôi con bằng sữa mẹ không phải lúc nào cũng dễ dàng và êm đềm, nhiều khi nó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực , quyết tâm và kiên nhẫn và thậm chí cả khả năng chịu đau , nhất là khi cho con bú lúc mọc răng.

Khi mọc răng, bé sẽ thấy ngứa nướu và rất thích cắn. Vú mẹ là một trong những “món khoái khẩu” của bé. Vì vậy, một số bà mẹ sợ đau nên họ đã quyết định cai sữa cho bé ngay sau khi bé có dấu hiệu mọc răng lúc 6 tháng tuổi dù biết nên cố gắng cho bé bú đến 2 tuổi rồi cai sữa là tốt nhất.

Tại sao con lại cắn ti mẹ?
Trong giai đoạn mọc răng, nướu của bé sẽ rất đau và sưng lên. Do đó, bé thường chảy nước miếng và muốn nhai tất cả mọi thứ bé có được, trong đó có ngực và núm vú của mẹ, để giảm bớt sự đau đớn và khó chịu mà bé đang chịu đựng. Trong thực tế, một số em bé có thể cắn rất mạnh và thậm chí để lại dấu vết khá rõ trên da.

Tuy nhiên có một điều có thể bạn chưa biết, đó là trẻ sẽ không cắn núm vú của mẹ khi đang bú và bé cũng sẽ không thể cắn được nếu được bế đúng cách. Bé mọc răng chỉ có thể cắn vú mẹ khi bé không bú, thường là trước và sau khi bú no. Vì vậy, người mẹ cần canh đúng thời điểm để rút vú ra.

Lý do khác khiến trẻ mọc răng cắn vú mẹ là do bé phải chờ lâu để sữa mẹ chảy về. Hoặc cũng có thể là bởi bé đã bú no và chỉ muốn cắn một cái gì đó để giết thời gian hay báo là bé đã bú đủ.

Nhưng cũng có thể chỉ là vì tò mò muốn biết chuyện gì sẽ xảy ra khi cắn một cái.

Một số bé sẽ ngậm chặt trước khi cắn, lúc này mẹ hãy để ngón tay út vào khóe miệng để bé có thể cắn ngón tay, thay vì cắn ti mẹ. Mẹ đừng bao giờ giật nhanh vú ra khỏi miệng bé , vì hành động này chỉ làm bạn càng đau hơn mà thôi, do lúc này bé ngậm vú rất chặt. Thay vào đó, bạn hãy áp sát mặt bé vào ngực bạn, bé sẽ thấy hơi ngộp thở và tự nhiên, bé sẽ mở miệng, nhả vú ra để thở.

Cho con bú đúng tư thế sẽ ngăn bé cắn ti mẹ

Mẹ cần làm gì để tránh bị bé cắn trong khi cho bú?
Để tiếp tục cho con bú ở giai đoạn bé mọc răng và thích cắn, mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến bé khi cho bé bú. Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh càng lớn sẽ bớt cắn vú mẹ nếu người mẹ duy trì giao tiếp bằng mắt trong khi nói chuyện hay đọc truyện cho bé nghe.

Ngoài ra, cho bé ngậm vú đúng cách cũng sẽ giúp hạn chế việc bé cắn vú mẹ. Trước khi bú, miệng của bé nên được mở rộng để núm vú ở cách xa nướu, nhờ đó bé sẽ khó cắn hơn.

Quan trọng hơn là các bà mẹ không nên ép bé bú. Hành động cắn vú mẹ là một cách đơn giản để bé gửi thông điệp đến mẹ để báo là bé chưa quan tâm đến chuyện bú mớm đâu nhé. Nếu bé tiếp tục cắn và trước khi bắt buộc phải ngưng cho bé bú, bạn hãy thử:

  • Ngay khi bị bé cắn, hãy đặt bé xuống sàn như lời cảnh báo là không được cắn mẹ.
  • Đối với các bé lớn thường xuyên hay cắn, thì nếu bé không cắn hãy thưởng cho bé nhiều nụ hôn để cho bé biết không cắn mẹ là tốt.
  • Trong khi cho bú, mẹ nên giao tiếp bằng ánh mắt , hay nói chuyện với bé.
  • Hãy nhận biết khi nào bé bú xong
  • Đừng cho bú nếu bé không đói
  • Hãy cho bé cắn núm vú giả hay đồ chơi trước và sau khi cho bú

Bài viết liên quan

SHOPPING