“SỮA TẮM ORGANIC” NÂNG NIU LÀN DA BÉ
“Mịn như da em bé” là một trong những điều ngọt ngào nhất khi nói về làn da của bé. Nhưng chính làn da mỏng manh và hoàn hảo ấy cũng có thể xuất hiện những nốt mẩn ngứa, mụn đỏ và bong vảy. May thay, hầu hết các vấn đề về da của bé đều không có gì nghiêm trọng, nhưng nếu không biết chăm sóc sẽ gây viêm nhiễm và hậu quả khó lường.Sau đây là một số chứng bệnh về da mà bạn có thể nhận thấy ở bé và cách xử lý:
Nguồn: Internet Mụn sữa Nếu bạn thấy mụn đỏ hoặc mụn trắng xuất hiện trên trán hay má bé, có lẽ bé đã bị mụn sữa. Tình trạng này xuất hiện trong vòng 3-4 tuần đầu đời của bé do sự thay đổi hoóc môn làm kích thích tuyến dầu dưới da hoạt động mạnh. Thông thường, mụn sữa sẽ tự khỏi trong vòng vài tháng. Bạn hãy tắm sạch da bé bằng loại sữa tắm dịu nhẹ , tốt nhất hãy chọn “sữa tắm organic” dành cho trẻ sơ sinh và đừng bao giờ nặn hay chà xát mụn. Nếu mụn không biến mất trong vòng 3 tháng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Hăm tã Có đến hơn một nửa trẻ sơ sinh bị hăm tã, đặc biệt là khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc. Thông thường, nguyên nhân gây ra chứng hăm tã là tình trạng tiếp xúc lâu với tã dơ. Để phòng ngừa hăm tã, bạn nên nhanh chóng thay tã cho bé. Lau sạch da bé bằng khăn ướt mềm mại hoặc dùng bình xịt nước và vỗ nhẹ cho đến khi cơ thể bé khô ráo. (Thoa bất cứ thứ gì lên làn da ẩm ướt chỉ làm cho tình trạng hăm kéo dài hơn mà thôi). Thoa một chút “kem chống hăm organic” dưỡng ẩm không mùi, không gây dị ứng để bảo vệ da bé. Kem có tác dụng phòng ngừa và điều trị . Tuy nhiên nếu bé đã bị hăm nặng, hãy thoa một lớp mỏng “kem làm dịu organic” để làm dịu vết hăm và thoa thêm một lớp “kem chống hăm organic” để bảo vệ làm da của bé và thường xuyên để trần mông bé. Chỗ hăm sẽ biến mất trong vòng 48-72 giờ. Nếu chỗ hăm vẫn còn hoặc da bị lở loét hay chảy máu, bạn hãy đưa bé đi khám bác sĩ. Chàm (eczema)
Nếu gia đình bạn có tiền sử bị bệnh dị ứng hay chàm (eczema) (còn gọi là viêm da cơ địa), có thể bé yêu của bạn cũng bị chàm. Các triệu chứng của bệnh này gồm có ngứa, mẩn đỏ và xuất hiện những mụn nhỏ. Hầu hết các bé khi lớn lên sẽ hết bị chàm, nhưng chứng bệnh này cũng có thể kéo dài dai dẳng. Để giảm kích ứng da, bạn hãy tránh cho bé tắm nước nóng lâu và sử dụng “kem làm dịu organic” dưỡng ẩm cho da bé thường xuyên. Bé có thể bị chàm khi cơ thể phản ứng với những tác nhân kích ứng như vải thô cứng, bọt sữa tắm hay thậm chí là nước dãi của chính bé. Bạn hãy loại bỏ những tác nhân kích ứng khó chịu này và đắp gạc âm ấm lên da bé. Nếu tình trạng kích ứng trầm trọng thêm, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng kem chứa cortisone dịu nhẹ hoặc thuốc kháng histamine; những loại thuốc mỡ này có thể giúp khống chế mọi tình trạng kích ứng hay sưng tấy ở da bé. Nếu chỗ da chàm bị nhiễm trùng, có thể bạn cần phải dùng thuốc kháng sinh cho bé. Cứt trâu
|
Bài viết liên quan
- 05-02-2014
- |
- 11:44 AM
- 17-07-2020
- |
- 4:36 PM
- 16-03-2016
- |
- 2:06 PM