Mách mẹ cách phòng và trị hăm tã cho bé yêu
Ở những năm đầu đời làn da của bé rất mỏng manh và nhạy cảm. Vì vậy, nếu mẹ bất cẩn hoặc thiếu kinh nghiệm chăm sóc đúng cách có thể khiến bé bị hăm tã tấn công. Những “bí kíp” sau đây sẽ giúp bố mẹ chủ động phòng, tránh và trị chứng hăm tã đáng ghét để bé yêu luôn thoải mái vui chơi và phát triển toàn diện.
Hăm tã – vấn đề “nhỏ mà không nhỏ”
Theo nghiên cứu, có tới 71,4% bé từ 0 đến 24 tháng tuổi bị hăm tã và có bé bị tái hăm nhiều lần. Làn da của bé yêu mỏng 5 lần so với da người lớn, các cơ chế bảo vệ của da bé rất non yếu cũng như rất nhạy cảm với các tác nhân kích ứng từ bên ngoài. Đặc biệt là trong những ngày hè nóng và ẩm ướt như hiện nay chính là môi trường “thù địch” với làn da bé, việc phải đóng tã cả ngày thuận lợi cho hăm tã phát triển. Mặc dù không phải một loại bệnh, không gây nguy hiểm nhưng tình trạng này thực sự gây ra nhiều vấn đề khiến các mẹ phải đau đầu.
Chị Hà, một thành viên trên một diễn đàn cho các mẹ chia sẻ : “Bé nhà mình từ khi mới sinh đến bây giờ 21 tháng rồi mà vẫn luôn bị hăm tã. Nhìn da con vùng mông và bẹn bị đỏ rộp, mẩn ngứa, có lúc đến mức nứt nẻ, đóng vảy khiến bé khó chịu, nhiều khi còn quấy khóc làm mình xót lắm. Mặc dù luôn vệ sinh sạch sẽ và lựa chọn các loại tã của hãng uy tín, thậm chí đắt tiền hơn nhiều loại khác nhưng bé vẫn bị hăm như thường,”
Bé bị hăm tã là nỗi khổ của cả mẹ và bé (Nguồn: Internet)
Những điều mẹ cần biết để ngăn và trị hăm tã cho bé
Để “đánh bật” hăm tã, các mẹ hãy tuân thủ các bước sau khi chăm sóc làn da các thiên thần nhỏ:
– Lựa chọn tã giấy có lớp bề mặt và màng đáy mềm mại, thấm hút tốt, an toàn giúp da bé luôn khô ráo. Tã phải có kích cỡ phù hợp cơ thể bé và nên mặc vừa vặn hoặc rộng hơn một chút để vùng quấn tã được han thoáng. Thay tã cho con 4-5 tiếng một lần.
Đôi khi mẹ cũng cần hạn chế mặc tã cho bé hoặc nếu trời ấm mẹ có thể cho bé ngủ nude. Việc “thả rông” này sẽ giúp da bé được khô ráo, quá trình “thở” của da cũng được diễn ra tự nhiên.
– Vệ sinh cho bé thật sạch sẽ và lau khô sau khi tắm và thay tã. Lau nước thường cuxng được, hoặc sử dụng những loại han bông mềm không chứa cồn và mùi thơm để tránh trầy xước.
– Sử dụng thuốc bôi chống hăm cũng là một cách vô cùng hữu hiệu trong việc trị hăm tã. Tuy nhiên, việc bôi thuốc chống hăm mỗi ngày có thể làm nhiều bố mẹ lo lắng vì các thành phần hoá dược trong thuốc có thể gây kích ứng cho làn da vốn quá mỏng manh và nhạy cảm của bé yêu. Để tránh tình trạng này, mẹ cần lựa chọn loại thuốc chống hăm có thành phần hoàn toàn lành tính để không gây kích ứng cho làn da mỏng manh của con..
Một sản phẩm được khá nhiều mẹ tin tưởng mà bạn có thể tham khảo là kem chống hăm organic Bio Bio Baby. Đây là loại kem bơ hữu cơ (không phải sản phẩm hóa học) được tinh chế từ hạt bơ, dầu gạo, dầu almond, Bisabolol, Vitamin E và chiết xuất hoa cúc La Mã. Bôi loại kem dịu nhẹ này cho bé sau khi tắm hoặc thay tã giúp phòng và chữa hăm da cho bé yêu một cách triệt để mà không gây kích ứng, dị ứng. Sản phẩm cũng được nhập khẩu trực tiếp từ Ý, được chứng nhận bởi Hiệp Hội Mỹ Phẩm Hữu Cơ của Ý ICEA nên các mẹ cũng có thể yên tâm tuyệt đối về chất lượng và độ an toàn.
Chăm sóc làn da mỏng manh của bé yêu tưởng khó mà không khó, chỉ cần có phương pháp đúng đắn, khoa học và sử dụng sản phẩm thích hợp. Các mẹ hãy lựa chọn những sản phẩm thông minh để cho con yêu những điều tốt đẹp nhất nhé!
Bài viết liên quan
- 05-06-2014
- |
- 6:10 PM
- 23-12-2015
- |
- 11:35 AM
- 11-07-2017
- |
- 5:56 PM