9 Cách giúp bé ngủ ngoan hơn, dễ dàng hơn (p1)
Tôi sẽ không thể quên được đêm đó. Cô con gái 10 tháng tuổi của tôi khóc vào tầm 2 giờ sáng. Khoảng 10 phút sau, bé khóc lớn đến nỗi tim tôi đập mạnh. Đó không phải là kiểu khóc đau ốm, khóc buồn hay thậm chí khóc kiểu “tôi cần bạn”. Tiếng khóc đó rất đặc biệt như “tôi biết bạn đang ở gần đây, bạn phải vào đây và cho tôi những gì tôi muốn”
Chồng tôi đã phải thốt lên “ Nó đang làm hỏng cuộc sống của chúng ta”. Tôi cũng có cảm giác đó.
Thật ra chúng tôi biết không phải bé nào cũng như thế. Tôi đã có hai bé lớn nhưng đây là bé khó khăn nhất đối với vợ chồng tôi. Lý do đơn giản vì bé ngủ không ngoan. Cả hai vợ chồng tôi hiểu bé cần được tập để vào nề nếp khi ngủ. Theo Ingrid Prueher, nhà tư vấn về ngủ ở Fairfield, Connecticut “ Không có ai ngủ xấu, chỉ có thói quen ngủ xấu, và các thói quen này có thể thay đổi”. Bạn nên tránh những thói quen sau đây để giúp bé ngủ ngoan hơn
Tạo môi trường xung quanh phù hợp giúp bé ngủ ngoan hơn
Tạo môi trường giúp bé ngủ ngon
Có một số mẹ bắt đầu thói quen cho con ngủ bằng cách xem TV hoặc sau khi bố mẹ ăn cơm. Tất nhiên, việc ăn cơm và xem TV lúc nào là tùy bố mẹ. Tuy nhiên, môi trường cho bé ngủ không nên có nhiều tiếng ồn và mùi thơm. Theo bác sĩ Deborah Givan thuộc bệnh viện Riley, Indianapolis “Một trong những cách bé học khi nào đi ngủ là từ tín hiệu môi trường xung quanh”. Khoảng 30 phút trước khi ngủ, bạn nên tắt tiếng ồn và giảm đèn. Ánh sáng phù hợp là rất cần thiết vì nó giúp thiết lập đồng hồ sinh học của bé. Não nhận biết ánh sáng và bóng tối tương ứng với thức dậy và ngủ.
Khi bạn đã giảm thiểu các yếu tố kích thích giúp bé ngủ ngoan, bạn cần cho bé làm quen với các cách thức làm dịu bé như hát ru, tắm với nước ấm, massage nhẹ nhàng, thoa dầu giữ ấm… Bạn nên cho bé làm quen với các cách thức này từ tầm 6 – 8 tuần tuổi và phải làm mọi việc theo một trình tự nhất định để bé hiểu điều gì sẽ xảy ra tiếp theo
Dầu thoa giữ ấm Tanamera Kidz giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn
Bé cần được dỗ trước khi ngủ
Theo bác sĩ Givan – “Nếu bạn đặt bé vào nôi khi bé đã ngủ và bé thức dậy vào ban đêm, bé sẽ không nhận ra môi trường xung quanh và cần được giúp đỡ để có thể ngủ tiếp”. “Bạn hãy thử đặt bé xuống khi bé buồn ngủ nhưng chưa ngủ hẳn”. Điều này sẽ giúp bé học cách tự làm dịu bản thân và quay lại giấc ngủ. Vấn đề là rất nhiều bố mẹ có thói quen lặp lại những hành động dỗ dành bé trước khi ngủ khiến bé bị nghiện.
Tôi thừa nhận điều này rất khó tránh nhưng chúng ta phải cho bé cơ hội để tự lập. Theo Heather Turgeon, chuyên gia về giấc ngủ , “ Đến khoảng 5 tháng, hầu hết các bé đều có khả năng tự ngủ một mình và nếu chúng ta cố giúp bé, chúng ta chỉ cản trở sự phát triển của bé”. “Bạn có thể tập luyện cho bé ngủ ngoan hơn bằng cách đặt bé nằm xuống lúc tỉnh táo ít nhất một lần mỗi ngày, thường là những giấc ngủ ngắn là thích hợp nhất”. Bạn có thể giữ thời gian âu yếm với bé, nhưng bạn nên ngưng dần vỗ về, đung đưa bé đi ngủ
Dỗ dành bé và đặt bé ngủ trong nôi độc lập lúc bé còn tỉnh táo
Cho bé bú khi đi ngủ
Theo Turgeon “Trẻ sơ sinh ngủ khi đang bú là điều bình thường. Tuy nhiên, khi bé được 5 tháng tuổi, bạn nên tách riêng thời gian ngủ và thời gian bú riêng”. Nếu bé ngủ gật trong lúc ăn, khi thức dậy, bé sẽ nghĩ bé cần ăn để ngủ. Ngoài ra, điều này có nghĩa chỉ bạn mới có thể cho bé đi ngủ. Để tập luyện giúp bé ngủ ngoan bạn cần tập luyện cho bé bỏ dần thói quen bú và ngủ. Nếu bé của ban ngủ khi cho ăn, bạn cần tập cho bé có giờ ăn sớm hơn rồi sau đó tới giờ ngủ. Bạn có thể từ từ cho bé ăn sớm hơn và kết thúc bằng cách đọc sách hoặc hát ru bé. Sau cùng, bạn đặt bé vào nôi ngủ khi bé đã bắt đầu buồn ngủ nhưng vẫn tỉnh táo. Bạn vẫn có thể cho bé ăn vào ban đêm nhưng là do bé thật sự đói
Erin Zammett Ruddy
Theo fitpregnancy.com
Bài viết liên quan
- 17-03-2021
- |
- 5:45 PM
- 22-11-2014
- |
- 11:09 AM
- 20-03-2014
- |
- 5:01 PM