Tuyệt đối nói KHÔNG với những thực phẩm này nếu bạn sinh mổ
Sinh mổ hiện nay không còn quá xa lạ và hiếm có. Thế nhưng đây vẫn là phương pháp chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ khi gặp phải những vấn đề trước và trong khi chuyển dạ. Nếu bạn cũng vừa trải qua một giai đoạn sinh mổ và đang băn khoăn mẹ sau sinh không nên ăn gì thì dưới đây là câu trả lời dành cho bạn!
Sinh mổ cần có chế độ kiêng cữ cẩn thận để nhanh chóng phục hồi
Những thay đổi của cơ thể sau khi sinh mổ
So với việc sinh thường, sinh mổ khiến mẹ bỉm gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến sức khoẻ, kể cả trong khi sinh và sau khi sinh. Bởi sinh mổ là phương pháp khá phức tạp chỉ khi có chỉ định của bác sĩ mới có thể thực hiện, còn lại đều được bác sĩ khuyến khích sinh thường.
– Sinh mổ khiến mẹ bỉm mất máu nhiều hơn khiến lượng máu để co rút tử cung giảm. Từ đó việc phục hồi tử cung cũng trở nên chậm hơn và thời gian phục hồi sức khoẻ sau sinh cũng lâu hơn so với đẻ thường.
– Thuốc mê sử dụng trong khi sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mẹ bỉm, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến huyết áp và nguồn sữa mẹ về sau.
– Vết mổ cần được chăm sóc một cách cẩn thận và chu đáo hơn để không gặp phải những biến chứng, đau nhức, viêm nhiễm, ngứa ngáy, …
Vết mổ sau sinh cần được chăm sóc cẩn thận tránh để sẹo xấu
Mẹ sau sinh mổ không nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi?
Với những ảnh hưởng của việc sinh mổ, bên cạnh cách chăm sóc được hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ. Các mẹ bỉm sữa cũng nên có những chế độ ăn uống phù hợp như việc mẹ sau sinh không nên ăn gì hay mẹ sau sinh nên ăn gì để có thể nhanh chóng phục hồi sức khoẻ cũng như vết thương.
Do việc mất máu nhiều khi sinh mổ cũng như có thêm vết thương nên chế độ ăn uống cần đảm bảo:
– Không ăn các loại hải sản có tính hàn bởi nó sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, khiến vết thương lâu phục hồi hơn. Thậm chí gây dị ứng cho các mẹ bỉm, làm vết thương ngứa ngáy, khó chịu
– Kiêng ăn thịt bò, rau muống, các chế phẩm từ nếp vì chúng làm cho vết thương dễ mưng mủ. Đồng thời khiến vết sẹo có thể bị lồi mất thẩm mỹ
– Tránh những thực phẩm khiến vết thương bị thâm: cà phê, nước tương, chè, hạt tiêu, …
Cần tránh các loại hải sản để vết thương không bị ảnh hưởng lâu dài về sau
Bên cạnh những thực phẩm cần kiêng trong thời gian đầu trên đây, các mẹ bỉm sữa cần tích cực bồi bổ các loại trái cây giàu vitamin để bên cạnh việc phục hồi sức khoẻ nhanh hơn, sẽ giúp vết thương mau lành mà không để lại sẹo xấu.
Trong thực đơn, chế độ ăn uống mỗi ngày cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất để có thể có đủ năng lượng cho các hoạt động. Đặc biệt là bảo đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho bé!
So với sinh thường, sinh mổ sẽ có những yêu cầu khác biệt để giúp mẹ bỉm được phục hồi một cách nhanh chóng và an toàn nhất. Những thông tin trên đây hi vọng sẽ giúp các mẹ giải quyết phần nào những băn khoăn ăn gì sau sinh mà không ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Bài viết liên quan
- 11-07-2014
- |
- 1:25 PM
- 31-10-2016
- |
- 11:48 AM
- 25-02-2019
- |
- 2:30 PM