Bí quyết giảm phù chân khi mang thai
Vào những tháng cuối của thai kỳ, các mẹ bầu thường xuất hiện phù nề, đặc biệt là ở chân. Bệnh tuy không ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng khiến mẹ bầu có cảm giác khó chịu và đi lại bất tiện. Vậy mẹ bầu cần làm thế nào để giảm phù nề khi mang thai?
Nguyên nhân chứng phù chân ở phụ nữ mang thai
Theo các nghiên cứu khoa học thì một trong các nguyên nhân khiến mẹ bị chứng phù chân cũng như có kích cỡ giày lớn hơn trong thai kỳ là do sự sản sinh của hormone Relaxin. Hormone này làm cho các dây chẳng ở chân trở nên lỏng lẻo và giãn ra, đây chính là nguyên nhân khiến bàn chân của mẹ lớn hơn.
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản xuất thêm 50% lượng máu và chất lỏng bổ sung để giúp mẹ “làm mềm” cơ thể, cho phép cơ thể mẹ có thể “nở rộng” ra để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Chính điều này gây nên hiện tượng phù nề cho mẹ bầu.
Tùy vào cơ địa cũng như sức khỏe của từng bà mẹ mà triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những khoảng thời gian khác nhau nhưng chủ yếu là vào tháng thứ 5 hoặc vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
Trong một số trường hợp, tăng cân cũng có thể ảnh hưởng tới bàn chân của mẹ. Trong thời gian 9 tháng 10 ngày mang thai, trọng lượng của mẹ có thể tăng từ 9- 12 kg, thậm chí có mẹ tăng gần 20kg. Chính sự tăng vọt về trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi chân của các mẹ bầu và là một trong các nguyên nhân khiến bàn chân bị sưng phù.
Ngoài ra, sưng tay chân chính là do sự gia tăng áp lực trong các tĩnh mạch. Càng về những tháng cuối, thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.
Các bác sĩ cũng cho biết thêm rằng nhiệt độ, thời tiết hay các hoạt động thể chất cũng có thể ảnh hưởng tới bàn chân của mẹ, bàn chân cũng có thể thay đổi hình dạng và tăng kích thước đến 5% tùy thuộc vào mẹ đang đi bộ, ngồi hoặc đứng và trong thời gian bao lâu.
Nguồn: Internet
Làm thế nào để giảm bớt hiện tượng này?
Chế độ dinh dưỡng: Bạn nên cố gắng đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung thêm các loại vitamin C, E, P vì các vitamin này giúp tăng cường bảo vệ thành tĩnh mạch. Các mẹ bầu cũng nên tăng cường thêm các thực phẩm giàu kali và hạn chế những món ăn quá mặn, vì muối sẽ khiến cơ thể bị trữ nuớc.
Uống nước: Lượng nước đủ cho mẹ bầu hằng ngày ít nhất phải là 8 ly nước, khoảng 2 lít nước. Uống nhiều nước không như bạn nghĩ lại càng làm sưng phù, thay vào đó, giải phóng bớt lượng nước bị giữ lại gây sưng phù.
Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục không chỉ giúp bạn giảm được tình trạng sưng phù mà còn giúp bạn chuẩn bị sức khỏe cho cuộc “vượt cạn” sắp tới. Dành thời gian cho các hoạt động như yoga, bơi lội, đi bộ… sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn, giảm bớt tình trạng phù chân. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh đứng liên tục trong một thời gian dài và nên chọn cho mình một đôi giày thoải mái.
Chú ý tư thế ngủ: Bạn nên thường xuyên thay đổi tư thế trong khi ngủ để tránh gây sức ép cho một phần cơ thể. Bạn có thể kê thêm một chiếc gối dưới chân khi nằm hoặc ngồi để giúp máu lưu thông xuống phía chân.
Các động tác Massage chân: Massage chân có thể giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm bớt những cơn đau khó chịu. Bạn có thể đến các spa để thư giãn hoặc cũng có thể nhờ “anh chồng” massage giùm. Rất đơn giản và dễ làm đấy nhé! Chỉ cần xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn sau đó gập bàn chân lại rồi tiếp tục massage các ngón chân theo chiều kim đồng hồ. Lặp lại mỗi bên từ 5 – 10 phút mỗi lần và mỗi ngày từ 2- 3 lần.
Thảo dược ngâm chân chống phù nề: Bột ngầm chân chống phù nề Tanamera có thành phần được chiết xuất từ nước cốt dừa nguyên chất, muối Himalaya, chiết xuất lá dứa, chiết xuất vani.. giúp nuôi dưỡng vùng da chân, giảm mệt mỏi, khử mùi và ngăn ngừa triệu chứng phù nề ở mẹ bầu. Các mẹ chỉ cần cho ½ gói vào chậu nước ấm, sau đó mẹ cho chân vào ngâm cho đến khi nước ngâm nguội là được.
Khi nào mẹ bầu cần gặp bác sĩ?
Nếu sưng phù không giảm qua vài đêm hoặc sau một vài tiếng thấy phù nặng đến tay, mặt hoặc các bộ phận khác của cơ thể, hãy đi gặp bác sĩ. Đôi khi, phù có thể tăng do nhiệt nhưng một cuộc kiểm tra sức khỏe sẽ giúp thai phụ yên tâm hơn.
Bài viết liên quan
- 23-01-2019
- |
- 11:46 PM
- 25-01-2019
- |
- 5:28 PM
- 22-03-2019
- |
- 11:25 AM