Bé sơ sinh

Colic – Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh

Như các bạn đã biết, hội chứng colic ( hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh) tự nhiên xảy ra và cũng sẽ tự nhiên mất đi. Tất cả những gì bạn cần để đối phó với ‘thử thách” này là thời gian và sự kiên nhẫn. Tuy nhiên, vẫn có một số biện pháp giúp bạn chủ động khắc phục và làm chủ được tình huống. Dưới đây là những cách thức giúp bạn xoa dịu cơn khóc quấy của bé.

Colic là gì?

Colic là thuật ngữ dùng để mô tả hiện tượng khóc dai dẳng không nín ở một đứa trẻ khoẻ mạnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hội chứng này thông thường bắt đầu từ khi bé được 2 – 4 tuần tuổi kéo dài cho đến khi được 3 – 4 tháng tuổi. Việc dỗ bé nín không hề dễ dàng, đôi khi có thể khiến bố mẹ cảm thấy bất lực. Colic là một hội chứng tự phát, điều này có nghĩa là không có nguyên nhân rõ ràng cũng như không có “thuốc đặc trị”. Triệu chứng ra sao?

  • Khóc thét dữ dội, mặt đỏ ửng lên, xảy ra cùng một thời điểm trong ngày – thường là khóc về chiều, tối và khuya (dân gian gọi là “khóc dạ đề”)
  • Tay nắm chặt, bụng căng, đầu gối co lên, và lưng cong
  • Giấc ngủ không sâu và bé thường khóc ré lên khi đang ngủ.
  • Viêc ăn uống cũng bị đứt quãng bởi những cơn khóc quấy.
  • Bé ợ hơi khi đang khóc to.
  • Khóc từng cơn với cường độ khác nhau, không thể dỗ dành được.

Nguyên nhân?

Các nhà khoa học đang cố gắng tìm câu trả lời hơn 50 năm qua nhưng vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này.

Có một giả thuyết cho rằng đó là do hệ tiêu hoá non nớt của trẻ đang dần hình thành, nên có thể trẻ sẽ bị đau dạ dày vì bị dị ứng hoặc không dung nạp được một số chất có trong sữa mẹ và sữa công thức. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như hệ thần kinh của trẻ vẫn còn đang phát triển và chưa ổn định, hoặc trẻ thấy đau khi ợ hơi.

Colic có nguy hiểm không?

Câu trả lời là không, ngoại trừ việc nó gây căng thẳng cho bố mẹ. Nếu quá sốt ruột, bạn có thể đưa bé đi khám bác sĩ nhi để kiểm tra xem trẻ có mắc chứng thoát vị hay một căn bệnh nào hay không. Nên nhớ chứng khóc quấy này không làm bé đau đớn gì cả, có chăng là bố mẹ thấy ‘không chịu đựng nổi’ mỗi khi thấy con mình khóc mãi không thôi. Hội chứng colic tự nhiên xảy ra và cũng sẽ tự nhiên mất đi. Tất cả những gì bạn cần để đối phó với ‘thử thách” này là thời gian và sự kiên nhẫn. Tuy nhiên, vẫn có một số biện pháp giúp bạn chủ động khắc phục và làm chủ được tình huống.

Bé quấy khóc

Nguồn: Internet

Cách “chữa trị” Tuỳ theo từng nguyên nhân mà có biện pháp riêng cho từng trường hợp: Phản ứng tiêu hoá hoặc dị ứng với sữa: Nếu bé bú sữa mẹ, có thể trong sữa mẹ có một số chất từ thực phẩm gây ra hội chứng colic như: sữa bò, sô-cô-la, rượu, trà, rau cải, hành, thức ăn cay và đậu. Các bà mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng và thay đổi sang một chế độ ăn uống cân bằng, có lợi cho sức khoẻ hơn. Nếu bé bú sữa công thức, bé có thể bị dị ứng sữa. Trong trường hợp này nên đổi sang loại sữa ít gây dị ứng hơn. Chỉ nên cho bé bú khi thật sự đói. Đây được gọi là “cho ăn theo nhu cầu”. Hệ thần kinh chưa hoàn thiện và ổn định Ôm chặt lấy bé hoặc quấn bé vào một chiếc khăn/mền mỏng. Tạo môi trường yên tĩnh, giảm bớt tiếng ồn, tắt bớt đèn. Ẳm bé lúc lắc trên tay hoặc đung đưa trên nôi/võng. Những tiếng ồn hoặc rung động lặp đi lặp lại có thể làm dịu cơn khóc quấy của bé. Thử bật các thiết bị như: máy hút bụi, máy giặt, máy sấy tóc… Có thể cho bé ngậm núm vú giả, ngón tay bé Cho bé đi tắm hoặc mát-xa bé nhẹ nhàng.

 

Ợ hơi

Vỗ lưng cho bé ợ hơi sau khi bú xong. Ẵm bé tựa trên vai, đặt bé ngồi thẳng trên đùi bạn, hoặc lật úp người bé cho nằm trên chân bạn, sau đó vỗ hay xoa nhẹ vào lưng bé.

Nếu bé bú mẹ nên chú ý tư thế cho bé bú sao cho bé càng đứng thẳng càng tốt. Ngoài ra nến kiểm tra xem bé có ngậm ti mẹ đúng cách chưa. Nếu bé bú bình, đảm bảo bé không nuốt hơi từ bình sữa. Cho bé ngồi thẳng khi cho bú. Làm gì khi bố mẹ bị căng thẳng? Nếu bé của bạn khóc dai dẳng và bạn không thể dỗ bé nín, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy kiệt sức. Hội chứng colic có thể gây ra stress cho bạn và cả chồng bạn. Bạn càng lo lắng, căng thẳng, bạn càng khó xoa dịu được bé. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy “không chịu đựng nổi”, hãy đặt bé nằm ở một nơi an toàn như nôi/cũi và bước ra bên ngoài để giữ cho mình bình tâm trở lại. Ngoài ra có thể giao bé cho người thân để bạn nghỉ ngơi một chút. Nghỉ giải lao “giữa hiệp” sẽ có lợi cho cả mẹ và con. Tinh thần bạn thư giãn, thoải mái, không bị kích động thì bé có xu hướng “bắt chước” theo bạn đấy. Điều quan trọng cần ghi nhớ việc bé khóc quấy không phải do lỗi của ai cả cũng như bé sẽ không hề bị tổn hại gì. Colic là một “hiện tượng thoáng qua” trong giai đoạn phát triển của bé. Khi bé càng lớn, hội chứng này càng bớt đi và sẽ biến mất trước khi bạn nhận ra điều đó.

TANAMERA KIDZ có 2 loại dầu massage dành cho bé:

  1. Dầu massage toàn thân Tanamera Kidz
  2. Dầu thoa bụng” giảm colic Tanamera Kidz

Dầu massage Tanamera Kidz

Bài viết liên quan

SHOPPING