Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ vừa ngoan vừa an toàn
NHỮNG GÌ ĐANG DIỄN RA VỚI BÉ?
Bé của bạn có nhiều điều muốn nói. Bé có thể chưa có khả năng hình thành các từ ngữ, nhưng bé sẽ tạo nhiều âm thanh và sử dụng giọng để thể hiện cho bạn biết bé cảm thấy thế nào
Bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu phát triển của ngôn ngữ và giao tiếp:
- Bé thích chơi với bạn. Bé có thể tức giận hoặc khóc khi trò chơi kết thúc
- Bé bắt đầu lẩm nhẩm. Những âm thanh đơn giản này sẽ thành nền tảng để bé có thể nói chuyện sau này
- Bé biết rằng mỉm cười với bạn sẽ làm bạn cười lại với bé, và bé mỉm cười khi nghe thấy giọng nói của bạn
- Bé rất thích thú với những cử chỉ vuốt ve của mẹ khi mẹ massage cho bé và trò chuyện cùng bé
Khi chăm sóc cho bé sơ sinh các mẹ đừng quên nói chuyện với bé nhé (Nguồn internet)
Bạn có thể đang tự hỏi về:
- Đau bụng colic hoặc dân gian thường gọi là khóc dạ đề. Nếu em bé của bạn thường đau bụng, khóc không kiểm soát được. Tình trạng này thường hay kết thúc khi bé bắt đầu phát triển ngôn ngữ (Xem bài viết: Colic – Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh)
- Tính cách của bé. Trong quá trình bé lớn lên, bạn sẽ nhận thấy bé có tính cách nhất định. Tính cách của bé có thể khác tính cách của bố mẹ. Bạn phải nhớ rằng kể cả khi là một em bé, con bạn vẫn là một người riêng biệt
- Mối quan hệ với những người chăm sóc bé. Bé cần học cách phát triển các mối quan hệ gần gũi với những người khác. Hãy để bé được thoải mái ôm và nói chuyển bởi những người khác trong khi bạn ở gần xung quanh
Vui chơi cùng bé là một cách tuyệt với để bé học tập và phát triển(nguồn internet)
THIẾT LẬP THÓI QUEN NGỦ TỐT.
“Ngủ qua đêm” là một cụm từ dễ gây nhầm lẫn. Bé 3 tháng tuổi có thể “ngủ qua đêm”. Tuy nhiên giấc ngủ đêm của bé thường kéo dài 6 tiếng. Nếu bé ngủ lúc tám giờ, bé sẽ đánh thức bạn dậy lúc hai hoặc ba giờ. Mặc dù vậy, không bao giờ là quá sớm để dạy bé thói quen ngủ tốt:
- Thiết lập thói quen. Cùng một thời điểm mỗi đêm, bạn nên thư giãn với các bước như bôi tắm, bôi kem dưỡng, hát ru hoặc đọc truyện cho bé nghe, tắm cho bé với nước ấm trước khi ngủ…
- Thoa dầu giữ ấm tay chân cho bé vào những lúc trời lạnh hoặc khi thấy bé có triệu chứng bị lạnh tay chân khi ngủ.
- Đặt bé vào giường khi bé bắt đầu buồn ngủ nhưng chưa ngủ hẳn. Cách này giúp bé học tự ngủ
- Nếu cần cho bé uống sữa hoặc thay tã, bạn nên để đèn không quá sáng và nói chuyện nhỏ, ở mức tối thiểu. Nói chuyện lớn, đèn quá sáng sẽ làm bé tỉnh ngủ.
- Kéo dài thời gian tỉnh táo của bé trong ngày bằng cách chơi và nói chuyện với bé. Tầm 3 tháng tuổi, bé nên ngủ được hai phần ba giấc ngủ đêm
Chăm sóc giấc ngủ cho bé và tập thói quen ngủ lành mạnh cho bé (nguồn internet)
NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT
- Bạn nên luôn nhớ “lưng để ngủ, bụng để chơi” . Nằm ngủ ngửa là tư thế ngủ an toàn nhất cho bé
- Để tránh tạo ra chỗ phẳng trên đầu bé, bạn nên thay đổi vị trí nằm của bé khi tỉnh
- Không nên để bé quá nóng. Bạn phải chắc chắn đồ ngủ của bé thoáng mát. An toàn nhất, bạn nên cho bé đắp khăn áo (có thể mắc được)
- Bạn nên cho bé từ 2 đến 3 phiên nằm sấp trong khoảng 3 – 5 phút mỗi ngày. Bạn không nên để bé nằm sấp mà không có ai giám sát.
- Không bao giờ để bé ngủ trên ghế, đệm nước hoặc ghế sô pha
Thỉnh thoảng hãy tập cho bé nằm sấp, điều này rất có lợi giúp phát triển hệ tiền đình và khả năng lật của bé (nguồn internet)
- Đừng để con bạn ngủ trong xe đẩy, xích đu trong thời gian dài. Bé sẽ quen với chuyển động
- Vì an toàn, bạn nên để chăn bông, thú nhồi bông quanh cũi (chú ý không để đè lên bé hoặc làm bé ngạt)
- Đến thời điểm hiện tại, bạn cần biết thời gian thất thường của bé. Nếu bồng bé không làm bé hết khóc hoắc la hét, bạn nên đánh lạc hướng của bé như làm mặt hề với bé hoặc bế bé ra ngoài.
Bài viết liên quan
- 06-12-2013
- |
- 12:59 PM
- 05-04-2016
- |
- 10:34 AM
- 26-06-2015
- |
- 10:39 AM