Bé sơ sinh

Nhật ký của Bé

 

Bé 3 tháng tuổi

Ngày mỗi ngày, Bé sẽ phát triển các hành vi kiểm soát , lúc này Bé đã biết:

  • Nắm và mở bàn tay
  • Nâng đầu và giơ tay lên khi nằm sấp, cổ của bé lúc này đã cứng cáp hơn
  • Giao tiếp qua việc cười, những âm thanh như nói chuyện. Bé lúc này bắt đầu thích giao tiếp với các bé khác.

Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy:

  • Một số phản xạ ở bé sơ sinh như phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh lúc này không còn nữa.
  • Một số Bé bắt đầu biết lăn (rolling over) vì vậy phải rất cẩn thận khi đặt bé lên bàn thay tã, lúc này mẹ luôn phải để mắt canh chừng Bé.
  • Lúc này Bé đã biết nắm giữ đồ chơi, nhưng cần thêm một chút thời gian để Bé có thể chơi với đồ chơi.

Mẹ có nên để Bé khóc ?

Một số mẹ nói không được quá nuông chiều Bé, cứ để Bé khóc. Tuy nhiên khi Bé khóc là Bé muốn nói một điều gì đó, lúc này có thể :

  • Bé đang bị đói hoặc tã bị ướt hoặc Bé buồn ngủ hay đơn giản là có cọng tóc vướng vào tay chân bé.
  • Sau khi kiểm tra, thấy Bé không đói, tã không ướt , không có gì bất thường, lúc này Mẹ cần bế bé lên , đưa bé đung đưa đi lại và ru nhẹ nhàng.
  • Cho bé ngậm núm vú giả và bé sẽ mút ngón tay
  • Đừng bao giờ để cho Bé khóc mà không tìm hiểu lý do. Nếu thấy mệt Mẹ có thể đặt Bé xuống nghỉ một lát cũng được, nhưng phải là nơi an toàn và trong tầm kiểm soát của mẹ.

Các lưu ý:

  • Luôn phải tìm ra nguyên nhân và dỗ Bé nín khóc ở giai đoạn này để đảm bảo chắc chắn Bé không bị nguy hiểm.
  • Tích cách của Bé bắt đầu hình thành, có những Bé hiền lành và có Bé năng động sẵn sàng tham gia mọi cuộc chơi.
  • Đối với các Bé nhạy cảm , Mẹ cố gắng không thay đổi lịch trình sinh hoạt của Bé và không đùa quá mạnh.
  • Từ thời điểm này, Bé bắt đầu rất thích được nói chuyện và Mẹ nên dành nhiều thời gian để khuyến kích Bé nói chuyện.
  • Bé yêu thích được nghe lập đi lập lại nhiều lần 1 bài hát, đây chính là cách Bé học.
  • Bé bắt đầu biết bỏ các đồ vật vào miệng và thổi ra, vì vậy Mẹ cần lưu ý không đưa các đồ vật nhỏ vì Bé có thể nuốt vào bụng.
  • Lưu ý , Bé chưa thể ăn thức ăn cứng vì vậy tuyệt đối không được cho bột ăn dặm pha vào bình sữa nhé !

Bé 11 tuần tuổi
Không chỉ còn suốt ngày bú và ngủ,  Bé lúc này thích được giao tiếp :

  • Bé rất thích hóng chuyện và bắt đầu phát ra âm thanh như trả lời, ngày Bé chu mỏ à ơi sẽ là những âm thanh tuyệt vời nhất mà Bạn thấy trong giai đoạn này
  • Bé cười nhiều hơn và đã biết cười trả khi Bạn cười với Bé
  • Bé bắt đầu kiểm soát được cơ mắt và có thể chăm chú nhìn các đồ vật , như đồ chơi khi Bạn cho Bé xem
  • Bé bắt đầu phân biệt được người lạ và nhận ra các đồ vật và người quen.

Giai đoạn này Bạn có thể ngạc nhiên và tự hỏi:

  • Tại sao mắt của bé không nhìn mắt mẹ khi cười, đừng quá lo bởi đây là điều bình thường, lúc này Bé nói chuyện với cả cơ thể và giọng nói của Bạn. Chỉ khi lớn dần lên, Bé mới bắt đầu tập trung được.
  • Nếu Bé chưa cười ở giai đoạn này, Bạn cũng đừng quá lo, vì phần lớn các bé sẽ bắt đầu cười trong giai đoạn 3-4 tháng tuổi.
  • Luôn phải sử dụng đai đúng kích cỡ khi mang bé ra ngoài vì cổ bé chưa được cứng cáp

 

Khi nào cần tới Bác Sỹ

Bé có thể hắt hơi xổ mũi , nhưng không phải lúc nào cũng phải đưa bé tới bác sỹ ngoại trừ các trường hợp sau đây thì Bạn ngay lập tức phải đưa Bé tới gặp Bác sỹ nhé:

  • Bé dưới 3 tháng tuổi bị sốt trên 37.5 độ C
  • Bé khóc kéo dài và không gì có thể làm bé ngưng khóc
  • Bé thở nhanh (trên 60 nhịp trong 1 phút) hoặc Bé phát ra âm thanh lạ khi thở
  • Làn da Bé chuyển sang màu xanh hoặc vàng
  • Bé lờ đờ và khó thức dậy. Ở đây Bạn cần lưu ý và phân biệt rõ với việc Bé ngủ bình thường. Mặc dù phần lớn thời gian ở giai đoạn này là Bé sẽ ngủ, tuy nhiên Bé sẽ thức giấc sau mỗi vài tiếng để ăn và thay tã.
  • Bé không có nhu cầu bú và việc tiêu tiểu không thường xuyên như bình thường.

 

Lưu ý:

Thóp trên đầu bé thỉnh thoảng phập phùng , đây là hiện tượng bình thường vì dưới áp suất của nhịp tim, lượng máu sẽ dồn về mỗi lúc khác nhau.

 

Bé 9 tuần tuổi

 

Sau 2 tháng quay cuồng với bỉm sữa, giờ đây Bạn sẽ hạnh phúc hơn khi được ngắm nụ cười con trẻ. Đây là cột mốc rất quan trọng đánh dấu sự phát triển của Bé. Thông thường Bác sỹ sẽ hỏi “Bé có cười không” tại buổi khám tổng quát khi Bé được 2 tháng tuổi, bởi vì đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển bình thường của bé.

Bạn cần phân biệt giữa việc Bé cười ở 2 tháng tuổi và nụ cười vu vơ phản xạ khi Bé mới sinh ra. Bé cười lúc này có nghĩa:

–          Bé đang lớn lên và bắt đầu có các phản xạ của con người

–          Bé bắt đầu biết gây sự chú ý

–          Trí não của Bé đã phát triển và Bé đã bắt đâu học cách tiếp xúc

 

Để giúp Bé phát triển trí não tốt toàn diện, Bạn cần khuyến khích Bé cười và cho Bé biết niềm vui – nụ cười của Bé  mang lại hạnh phúc cho cả nhà. Dưới đây là một số cách :

·         Khuyến khích Bé cười khi Bé đang thư giãn. Lưu ý nhé: Bé đói sẽ không thích cười nhé

·         Bế Bé lên, kê sát mặt vào mặt Bạn , vì Bé lúc này chỉ có thể nhìn ở khoảng cách 20 – 30 cm (tức là khoảng cách 1 gang tay)

·         Bạn hãy cười và nói “hello” với Bé nhé

 

Nếu tìm mọi cách mà Bé vẫn chưa trả lời bằng nụ cười, Bạn cũng đừng quá lo lắng và tìm cách chơi đùa để thu hút sự chú ý của Bé. Nếu bị sinh thiếu tháng, Bé sẽ cần thêm một khoảng thời gian (môt vài tuần hay 1 tháng) mới có thể hình thành được phản xạ cười. Nếu sau 36 tuần mà Bé vẫn chưa có phản xạ cười, thì Bạn cần phải thông báo cho Bác Sỹ biết.

sữa tắm organic cho bé sơ sinh Bio Baby

 

Bé 8 tuần tuổi

Lúc này Bạn đã quen dần với các công việc thường ngày chăm sóc bé như thay tã, cho bé bú. Đây là lúc Bạn có thể nhận ra tính cách của từng Bé. Từ từ Bạn sẽ nhận biết điều gì làm Bé cười và chuyện gì làm Bé khóc. Bạn cũng sẽ nhận biết các dấu hiệu cho biết khi nào Bé muốn ăn và lúc nào Bé buồn ngủ.  Mỗi ngày sẽ là 1 khám phá mới cùng Bé.

Lúc này Bạn có nhiều thời gian nghỉ ngơi và thư giãn hơn, từ từ cảm nhận sự phục hồi của cơ thể.  Một buổi ăn tối bên ngoài chỉ có 2 vợ chồng hay cùng nhau đi xem phim sẽ giúp Bạn từ từ trở lại với cuộc sống như trước đấy.

Những điều cần biết

  • Bé phải được mặc ấm áp và thoải mái, quần áo nên được may bằng vải cotton và thoáng khí. Không nên mua các quần áo đắt tiền và quá cầu kỳ với dây kéo và nút cài.
  •  Đây là thời điểm cho Bé bắt đầu khám phá ngôi nhà, Bạn có thể đặt Bé lên xe đẩy đưa đi dạo quanh nhà hay tham gia các buổi gặp mặt cùng bạn bè. Việc đi bộ hàng ngày còn giúp Bạn mau chóng lấy lại vóc dáng và tốt cho sức khỏe.
  •  Không bao giờ được cho Bé ở chơi một mình mà không có sự quan sát của người lớn. Kể cả với những con chó hiền lành nhất, Bạn cũng tuyệt đối không cho phép Bé chơi một mình với chó vì các cử động của Bé có thể dẫn tới các phản xạ hung dữ của chó.
  • Đây là lúc Bé từ từ được đưa vào nề nếp, hãy cố gắng cho Bé bú trước lúc đi ngủ để Bé có thể ngủ một mạch từ 4 đến 5 tiếng tới cữ bú lần sau.
  • Bé rất thích được nghe Bạn hát ru, dù chỉ là vài câu được luôn lặp đi lặp lại, nhưng Bé sẽ thích lắm đó !

 

Bé 6 tuần tuổi , các cơ đã bắt đầu cử động, Bé bắt đầu biết:

  • Đá chân lên
  • Đưa tay lên miệng
  • Nâng tay lên đầu
  • Ngóc đầu dậy khi được nằm sấp
  • Rất thích nghịch với đồ chơi

Để Bé có nhiều không gian vận động và mau cứng cáp,  Bạn hãy chơi cùng Bé trên sàn nhà. Nhưng nhớ lau sàn nhà thật sạch với nước lau nhà organic, vì trong nước lau nhà bình thường đều có chứa rất nhiều hóa chất độc hại như formandehyt, các hóa chất này sẽ phát tán ra môi trường quanh nhà, chúng sẽ ngấm vào máu, gây tích lũy trong mô mỡ, ảnh hưởng đến gan, thận , thậm chí có thể dẫn đến nhiễm độc máu.

 

Đã gần tới lần khám định kỳ khi bé được 2 tháng tuổi, và sau đây là một số loại vaccine cần tiêm chủng cho bé trong lần này:

  • Chích ngừa viêm gan siêu vi B
  • Chích ngừa tiêu chảy và nôn trớ Rota Virus
  • Chích ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà
  • Chích ngừa Hib
  • Chích ngừa bệnh do phế cầu khuẩn Pneumococcal gây ra
  • Chích ngừa bại liệt

 

Các lưu ý khi bé 6 tuần tuổi:

  • Luôn mang theo nhiều tã , quần áo và bình sữa mỗi khi đi ra ngoài cùng bé
  • Bé lúc này rất thích thú được đặt trong xe đẩy và cùng mẹ đi dạo ngắm nhìn phong cảnh bên ngoài.
  • Bắt đầu thói quen tập đọc truyện cho bé. Mỗi tối trước khi đi ngủ, Bạn hãy đọc 1 câu chuyện và lập đi lập lại nhiều lần kể cả khi Bé đã đủ lớn và tự đọc.
  • Đừng cho bé đi giầy vào lúc này, vì chúng có thể làm đau chân bé. Bạn có thể cho bé mang vớ hoặc ủng.
  • Phân của bé có thể có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng nếu thấy trong phân có máu hoặc bé đi ra phân màu trắng hoạc đen, thì Bạn cần phải đưa Bé tới Bác Sỹ.
  • Bé 6 tuần tuổi rất hay ngọ ngoạy khi thay đồ, vì vậy Bạn hãy đặt Bé lên bàn thay đồ để có thể giữ Bé được dễ dàng.

 

Bé 5 tuần tuổi

  • Hai mắt của bé đã trở nên linh hoạt. Khi để đồ chơi trước mặt, bé đã biết dõi theo quan sát
  • Bé thường xuyên nhìn mẹ chăm chú. Bé đã nhận biết khi Bạn nói chuyện và bắt đầu biết “buôn chuyện” bằng những cử chỉ hay các âm thanh. Bé thường hay cười khi nghe tiếng mẹ
  • Khi muốn “8” Bé thường phát ra các âm thanh như “eh” hay “uh” và đợi Bạn trả lời

Hướng dẫn cách dỗ bé :

Bé có thể khóc khi đói, buồn ngủ hay muốn gây sự chú ý. Có những bé hầu như khóc suốt ngày đêm, không lúc nào ngưng nghỉ, lúc này nhiều người sẽ nghĩ đến việc Bé bị Colic .

Vậy Colic là gì ?

Colic có thể là do phản xạ của thần kinh vì lúc này hệ thống thần kinh của bé chưa hoàn thiện hoặc bé nhạy cảm với sữa uống . Làm sao có thể nhận biết Bé bị Colic ? Bé thường bắt đầu bị Colic khi được 3 tuần tuổi và có các biểu hiện sau:

  • Bé khóc rất nhiều, khoảng hơn 3 tiếng mỗi ngày và thường bắt đầu khóc vào buổi tối
  • Rất khó để dỗ Bé nín
  • Lúc này, mẹ có thể thoa dầu thoa ấm Tanamera Kidz quanh vùng rốn của bé theo chiều kim đồng hồ và nâng chân bé lên – gập lại về phía bụng để giúp bé xì hơi

 

Bình thường Bé sẽ ngưng khóc sau 3 tháng tuổi, nhưng sẽ rất xót xa nếu đêm nào cũng chứng kiến Bé khóc , vậy Bạn hãy:

  • Nhẹ nhàng ôm Bé trên tay, đung đưa neh nhàng
  • Hoặc gặp Bác sỹ nhi khoa và yêu cầu cho bé sử dụng probiotic lactobacillus reuteri để giảm nhu động ruột

 

Nếu tất cả vẫn không giúp được bé ngưng khóc, thì hãy nên gặp Bác sỹ nhi khoa để tìm hiểu các nguyên nhân khác , chẳng hạn như dị ứng với protein của sữa hay do Bé bị chứng ợ nóng.

 

Các lưu ý khi chăm sóc bé:

  • Khi Bé khóc hãy kiểm tra xem tã có bị dơ, thì thay tã mới hay Bé đói thì cho bú sữa
  • Nếu Bé vẫn không ngưng khóc, hãy đặt Bé lại trong nôi. Bạn cần phải bình tĩnh lại trước khi nói chuyện với Bé, lúc này Bé sẽ tập học cách trò chuyện cùng Bạn và sẽ tập trả lời bằng những âm thanh hay nụ cười. Bạn có thể hát cho Bé nghe, âm nhạc cũng là một cách giúp Bé thư giãn và ngưng khóc.
  • Em Bé cũng rất thích nhìn hình của mình trong gương, mẹ có thể cho bé xem hình của mình trong gương nhỏ, Bé sẽ chăm chú nhìn mà ngưng khóc.
  • Mặc dù Bé chưa biết trườn bò hay chưa biết đi, nhưng Bé hay vặn vẹo , vì vậy hãy luôn để bàn tay lên người Bé mỗi khi thay tã hay thay quần áo.

Làn da Bé rất nhạy cảm, vì vậy mẹ không nên cho Bé ra ngoài phơi nắng từ 10:00 sáng đến 4:00 chiều và luôn đội nón mũ cho Bé khi ra ngoài

 

Bé 4 tuần tuổi

Lúc này Bạn sẽ thấy Bé thay đổi rất nhiều, từ một em bé nhỏ xíu mới sinh ra chỉ biết ngủ và bú mẹ, Bé 4 tuần tuổi đã trở nên năng động và bắt đầu biết hóng chuyện.

Khi được 1 tháng tuổi, bé đã biết làm nhiều việc như:

  • Lật đầu qua bên khi nằm sấp
  • Hướng đầu về phía tiếng động
  • Bé lúc này đã biết đưa tay lên miệng
  • Chăm chú nhìn đồ vật ở khoảng cách 12 inches (30 centimet)
  • Bé đã nhận biết được mùi sữa mẹ.

Các bé bú sữa mẹ, ngày đi cầu nhiều lần và thường sau mỗi cữ bú sữa mẹ là lại đi cầu, vì vậy mẹ đừng ngạc nhiên khi mỗi ngày phải thay từ 5 đến 7 lẫn tã cho bé và nhớ luôn thoa kem chống hăm trước mỗi lần thay tã mới cho bé.

Các bé bú sữa công thức có thể không đi cầu hằng ngày, nhưng nếu bé vẫn bú sữa như bình thường và lên cân đều đặn, thì mẹ không quá phải lo lắng. Nhưng mẹ phải đưa bé đi khám ngay khi phân bé có hiện tượng sau:

  • phân có lẫn chất nhày hay lẫn máu và nước vì đây có thể là dấu hiệu bé bị dị ứng hay nhiễm khuẩn.
  • phân cứng là biểu hiện bé bị táo bón

Nếu bé bị táo bón, hãy thử trộn 1 muỗng nước trái cây với sữa mẹ hoặc sữa công thức để cho bé bú.Các lưu ý ở tuần thứ 4:

  • lúc này cổ của bé đã cứng hơn, nhưng vẫn chưa thể tự nâng đầu lên vì vậy mẹ hãy nhớ luôn phải hỗ trợ nâng đỡ cổ cho bé.
  • nếu thấy bé có vẻ khó chịu hay có triệu chứng bị ốm, mẹ hãy đo nhiệt độ ở hậu môn cho bé vì đây là cách đo chính xác nhất ở tuổi này. Khi thấy nhiệt độ lên trên 40 oC là Bé đã bị ốm và cần phải đi thăm khám bác sỹ ngay.
  • Bé được 1 tháng tuổi, Bé cần phải có 1 buổi khám tổng quát. Bác Sỹ sẽ đo chiều cao, cân nặng, sẽ hỏi Bạn về việc ăn ngủ của Bé.

Bé đã được đầy tháng, đây là lúc Mẹ nên dành chút thời gian riêng để hâm nóng tình yêu, có thể là một buổi ra ngoài cùng nhau ăn tối, hay make love hoặc đơn giản là chỉ là tận hưởng khoảng khắc chỉ có 2 người bên nhau.

 

Cách tính mốc đầy tháng cho Bé theo lối truyền thống

Theo cách tính truyền thống, ngày đầy tháng của trẻ sơ sinh được căn cứ vào lịch âm và tùy thuộc vào giới tính của đứa bé. Theo đó, nếu là bé gái sẽ lùi lại 2 ngày và nếu là bé trai sẽ lùi lại 1 ngày như cách ông bà xưa vẫn nói “gái lùi hai, trai lùi một”. Chẳng hạn, nếu bé sinh vào ngày 28/3 âm thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 26/4 âm nếu đó là bé gái. Nếu là bé trai thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 27/4 âm. Thông thường, lễ này được thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
Ngày nay, các bố mẹ thường căn cứ ngày sinh của con dựa trên lịch dương và ngày cúng đầy tháng là ngày trùng ngày sinh vào đúng tháng sau.

 

Cách bày mâm cúng:

Theo tín ngưỡng dân gian, đứa trẻ sinh ra sẽ được trông nom, săn sóc bởi 12 bà Mụ. Do đó, nhất thiết trong mâm cúng phải đủ 12 chén chè nhỏ và 3 tô chè lớn. Ngoài ra, còn có các lễ vật khác để cúng Đức ông và ba Đức thầy bao gồm: 1 đĩa xôi lớn, 12 đĩa xôi nhỏ; 3 chén cháo nhỏ và 1 tô cháo lớn; 13 cái bánh tráng nướng; 1 con gà hoặc vịt luộc; 1 mâm hoa quả, 1 mâm cơm (cá, thịt luộc, canh, đồ xào và cơm). Cùng với các lễ vật này còn có thêm một bình hoa, trà, rượu, hương, đèn, nước, gạo, muối, muỗng và không thể thiếu một đôi đũa hoa (đũa được vót ngược đầu và có bông trên đầu đũa) vì theo quan niệm dân gian, bà chúa chỉ thích dùng đũa này.

Nghi thức thắp hương và khấn

Sau khi sắp hết lễ vật lên bàn, một người lớn trong họ sẽ thực hiện nghi lễ thắp hương và khấn:

“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âl), ngày cháu (nội hay cháu ngoại… ) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

 

Bé 3 tuần tuổi

Bé vẫn có thói quen ngủ rất nhiều. Chắc Bạn cũng đã nghe về “Triệu chứng đột tử ở trẻ em” (SIDC, Sudden Infant Death Syndrome), vì vậy cần phải đặt bé ngủ ở tư thế nằm ngửa, không để nhiều đồ đạc như chăn, gối, đồ chơi hay quần áo trong nôi của bé, không đắp chăn kín mít , không cho bé nằm nghiêng, đặc biệt nghiêng bên trái vì dễ gây áp lực lên tim bé.

 

Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm bắt đầu cho bé tập nằm xấp để hỗ trợ cổ và lưng và quan sát đồ vật xung quang

  • Lưu ý là chỉ cho phép Bé nằm sấp mỗi lần khoảng 3 – 5 phút và một ngày tập 2 hoặc 3 lần
  • Bạn hãy để đồ chơi nhiều mầu sắc trên sàn , trước mặt để bé tập nhìn
  • Khi bé lớn dần, Bạn có thể kéo dài thời gian nằm sấp
  • Một số Bé có thể không thích nằm sấp, nhưng mẹ có thể tập từ từ cho bé làm quen

cho bé nằm sấp

Chăm sóc cho mẹ sau sinh

Nhiều mẹ vì quá bận rộn với việc chăm sóc bé mà quên mất cả việc chăm sóc bản thân. Cũng có mẹ bị “trầm cảm sau sinh” vì quá lo lắng và bị quá tải , lúc này mẹ thường có các biểu hiện như:

  • Khóc rất nhiều
  • Luôn cảm thấy buồn
  • Khó ngủ
  • Không đói bụng
  • Cảm thấy như bị tội lỗi và không có hy vọng

Các biểu hiện này có thể biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần sau sinh. Trong trường hợp các hiện tượng trên không những không mất đi, mà ngày càng nặng hơn, mẹ nên đi thăm khám bác sỹ.

Các lưu ý ở tuần thứ 3

  • Mẹ cần ngủ đủ, và cố gắng ngủ khi có thể chẳng hạn như khi bé ngủ, mẹ cũng hãy ngủ, đừng lui cui làm việc nhà.
  • Nên nhờ người nhà và bạn bè giúp đỡ trong việc chăm sóc bé
  • Có thể đi bộ nhẹ nhàng cùng bé. Nếu Bạn đặt bé trong địu, hãy lưu ý cho bé quay mặt vào trong và phải đỡ đầu và cổ
  • Lúc này cuống rốn của bé đã rụng, mẹ có thể cho bé tắm trong chậu tắm và lưu ý sau đó thoa kem thêm ẩm để tránh làm khô da bé
  • Đối với các bé đầu bị “cứt trâu”, hãy thoa dầu massage toàn thân của Tanamera Kidz lên vùng da đầu trước khi tắm gội
  • Móng tay của bé tương đối khó cắt, nhưng Bạn có thể dũa ngắn đi khi bé ngủ
  • Bé có thể bị mụn nhỏ ở mặt và lưng, mẹ đừng quá lo lắng, vì chỉ cần dùng khăn sữa lau nhẹ nhàng khi tắm là các nốt mụn sẽ biến mất.

 

BÉ SƠ SINH 2 TUẦN TUỔI

 

Bé đã biết nhìn gì rồi ?

  • Lúc này Bé đã biết nhìn cả 2 phía và biết nhìn chăm chú
  • Bé thích nhìn ở khoảng cách 20 cm tới 40 cm
  • Con ngươi mắt trở nên lớn hơn, và bé có thể nhìn sự khác biệt của ánh sáng
  • Babies like sharp contrasts, such as bull’s-eyes and black-and-white stripes.

Bé đã biết nghe

  • Lúc này Bé rất thích nghe giọng nói, đặc biệt là đã nhận ra giọng nói của mẹ
  • Bé cũng biết tiếng của Bạn phát ra từ hướng nào

Giờ cho bé bú

Tốt nhất mẹ nên cho bé bú sữa mẹ, vì

  • Sữa mẹ cung cấp các dưỡng chất tốt nhất cho sự phát triển của bé
  • Sữa mẹ cung cấp sức đề kháng, bảo vệ bé trước sự xâm nhập của bệnh tật
  • Sữa mẹ không tốn tiền mua
  • Mẹ cho bé bú sữa, sẽ giảm nguy cơ bị ung thư vú, tiểu đường và loãng xương
  • Khi cho bé bú, mỗi ngày mẹ sẽ tiêu đốt 500 calories và như vậy sẽ mau chóng lấy lại vóc dáng

Sữa công thức :

  • Có thể cung cấp các dưỡng chất cơ bản cho bé, nhưng không đầy đủ như sữa mẹ
  • Phần lớn các bé thích hợp với sữa bò
  • Nhưng một số bé bị dị ứng và cần sữa công thức không dị ứng hay sữa đậu nành
  • Một số sữa công thức có thành phần omega 3 và omega 6 giúp cho sự phát triển của não và mắt.

Các lưu ý khi bé 2 tuần tuổi

  • Bé cần được cho bú mỗi 2 tiếng. Nếu bé ngủ liên tục 4 hay 5 tiếng, mẹ cần đánh thúc bé dậy để cho bú.
  • Khi bé khóc, mẹ hãy bế bé lên , ôm bé trong vòng tay , vỗ nhẹ vùng lưng và đung đưa nhẹ nhàng để ru bé
  • Mẹ cho bé bú cần phải để ý chế độ ăn uống như không uống coffee, không ăn đồ lạnh – đồ tanh
  • Luôn thay tã kịp thời và để bé không bị hăm tã . Để không phải lúc nào cũng phải rửa với nước mỗi khi thay tã, Mẹ có thể lau sạch với “sữa tắm khô Bio Bio Baby” và “thoa kem chống hăm organic” trước khi mặc tã mới cho bé.
  • Thu hút sự chú ý của bé bằng cách cho bé xem các đồ chơi
  • Mẹ hãy thường xuyên nói chuyện , hát , và kể chuyện cho bé nghe. Đừng nghĩ là bé chưa biết nói hay bé chưa biết gì, Bé ở 2 tuần tuổi đã biết nhận ra giọng nói của mẹ và rất thích nghe mẹ kể chuyện, giọng nói của mẹ đã bắt đầu có quyền uy với bé đó !

 

 

BÉ SƠ SINH 1 TUẦN TUỔI

Gia đình đã có thêm 1 thành viên mới, và sẽ có rất nhiều các thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày, đây chính là thời gian mà Bạn sẽ bắt đầu làm quen với rất nhiều công việc chăm sóc con.

Lúc này, Bạn sẽ làm quen với :

  • Tiếng khóc của Bé.  “Khóc” chính là cách tiếp xúc đầu tiên của trẻ sơ sinh , bé khóc khi muốn nói “con đang đói” hay “con bị ướt tã rồi” hay đơn giản chỉ là làm nũng muốn được bế. Khi có những yêu cầu khác nhau, Bé sẽ có những cách khóc khác nhau.
  • Bé có thể ợ hơi trong lúc bú. Bé cũng có thể bị nấc, hắt hơi, hay kêu ọ ẹ.
  • Bé có thể có những hơi thở ngắt quãng, những ngắt quãng ngắn thì có thể là bình thường, nhưng mẹ luôn phải quan sát kỹ và hỗ trợ con kịp thời.
  • Thỉnh thoảng Bé có thể cong người như khi đang nằm trong bụng mẹ, đạp tay chân như bị giật mình hoặc co ngón chân hay ngón tay

Sau khi sinh, thông thường mẹ và bé sẽ ở trong bệnh viện vài ngày trước khi về nhà. Đây là thời gian Mẹ nên tận dụng để được nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe sau khi sinh và đây cũng chính là lúc các bác sỹ nhi khoa sẽ kiểm tra sức khỏe của bé.

Những điểm cần lưu ý khi bé về nhà

– Bé sơ sinh cần được bú từ 8 đến 12 lần mỗi ngày. Thông thường khi no, bé sẽ ngủ ngật hoặc ngưng không bú nữa.

– Kể cả bé háu ăn, thì cũng sẽ giảm 1/10 trọng lượng trong vòng 5 ngày sau khi sinh, nhưng Mẹ đừng lo, Bé sẽ lấy lại trọng lượng 10 ngày sau khi sinh.

– Bé sẽ cần phải được thay tã ít nhất 4 lần trong ngày

 bú sữa mẹ: Phân màu xanh đậm, vàng sang màu vàng-xanh, phân có hạt “hoa cà hoa cải” là đặc trưng với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Nếu trẻ bú mẹ đi ngoài phân có màu xanh sáng và bọt, hơi lỏng và nhớt như tảo biển chứng tỏ mẹ đã cho con bú quá nhiều sữa đầu loại sữa ít calo và các chất dinh dưỡng. Để khắc phục điều này, mẹ cần cho trẻ bú lâu hơn, bú hết mỗi bên ngực để trẻ có thể ăn được sữa cuối.
Ngoài ra trước khi cho con “ti” mẹ có thể vắt bớt tầm 10ml sữa đầu.

Đối với trẻ bú sữa công thức: Phân của bé có màu nâu trung bình, vàng nâu hay xanh nâu. Lý do là vì khi bú sữa bột trẻ sơ sinh có thể tạo ra phân có ánh màu nâu và nhão. Mùi phân của trẻ cũng sẽ khó chịu hơn phân của bé bú mẹ nhưng không bằng phân của trẻ đã ăn dặm. Mẹ hoàn toàn có thể nhận ra sự khác biệt này.

–  Bé sơ sinh gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần). Bé có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú . Bé sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Thông thường, bé sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 tiếng vào ban ngày và khoảng 8 tiếng vào ban đêm. Thông thường, không cần phải đánh thức bé sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé  ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản…có thể phải cho bú thường xuyên hơn.

Các lưu ý ở tuần đầu tiên sau khi sinh

Chăm sóc bé là một công việc rất mệt mỏi, nhưng sau khi sinh mẹ cần phải được nghỉ ngơi nhiều, vì vậy  hãy nhờ người nhà và bạn bè giúp đỡ, đặc biệt với các mẹ sinh mổ vì tuần đầu Bạn sẽ không thể tự mình bế và thay tã cho bé.
Bé sơ sinh đang thiếu sự ấm áp và thoải mái quen thuộc trong bụng mẹ, vì vậy bé phải được quấn chăn và bồng bế trên tay để bé cảm thấy được bảo vệ.Bé sơ sinh chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt, vì vậy hãy mặc ấm cho bé hơn bình thường.

Hãy cho bé ợ hơi sau khi bú được 2 hoặc 3 ounces hoặc mỗi khi đổi sang vú khác .

Phải luôn giữ cho rốn của bé được sạch sẽ . Thông thường rốn của bé sẽ khô và rụng sau khoảng 2 tuần

Đối với các bé sinh non, mẹ nên áp dụng phương pháp Kangaroo, đây là phương pháp cho bé da tiếp da nhiều giờ liền . Tư thế đúng phương pháp này đòi hỏi là phải đặt trẻ theo phương thẳng đứng và áp sát vào ngực trần của mẹ. Hạn chế tối đa quần áo, tã lót cho trẻ trong quá trình thực hiện phương pháp. Lúc này hai chân bé phải dang rộng ra ôm lấy ngực mẹ hệt như một chú ếch. Duy trì tư thế này suốt nhiều giờ liền cả ngày và đêm, trừ những lúc vệ sinh. Ngay cả khi trẻ muốn bú, mẹ muốn ngủ cũng phải giữ nguyên tư thế này. Do đó, người mẹ muốn được nghỉ ngơi, tắm rửa phải cần đến sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình sao cho đảm bảo bé luôn được ủ ấm trong tư thế này. Khi trẻ đã đạt đến cân nặng của một đứa trẻ bình thường có thể giảm bớt thời gian bế bồng.

Tháng đầu tiên khi mang thai 

Trong tuần lễ đầu tiên, bé yêu vẫn chưa được hình thành. Thời gian này vẫn còn thuộc chu kỳ kinh nguyệt của Bạn. Tuy nhiên ngày dự sanh của Bạn được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Đây là tuần lễ đầu tiên của 40 tuần lễ mang thai.

Bạn có biết giới tính của bé được xác định ngay khi thụ thai,  vào cuối tuần lễ đầu tiên. Trong 46 nhiễm sắc thể để tạo nên bộ gen của Bé, có hai nhiễm sắc thể – một từ tinh trùng và một từ trứng – quyết định giới tính của Bé. Mỗi một trứng có chứa một nhiễm sắc thể X, mỗi một tinh trùng có thể chứa một nhiễm sắc thể X hoặc một nhiễm sắc thể Y. Nếu tinh trùng có chứa nhiễm sắc thể X thụ tinh với trứng, Bạn sẽ sinh con gái, còn nếu tinh trùng đó chứa nhiễm sắc thể Y, Bạn sẽ có một Bé trai.

 

Vào tuần lễ thứ hai, mặc dầu vừa mới được thụ tinh nhưng trứng vẫn hoạt động một cách liên tục. Trứng thụ tinh sẽ thực hiện quá trình nhân đôi. 30 tiếng sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ phân chia làm đôi, sau đó là 4, sau nữa là 8 và cứ thế cứ nhân đôi liên tục trong suốt quãng đường di chuyển từ vòi trứng đến tử cung. Khi đến được tử cung, số tế bào lúc này đã là 32 và được gọi là noãn bào. Một tuần lễ sau khi thụ tinh, số tế bào lúc này sẽ là 256.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:

Lúc này cơ thể vẫn chưa cảm nhận được sự hiện diện của bé yêu trong bụng bạn. Nhưng Bạn có biết mỗi khi trứng rụng, lòng tử cung của sẽ dầy lên để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi sau này và cơ thể  sẽ tiết ra hocmon (follicle stimulating – FSH) để kích thích trứng trưởng thành. Vào cuối tuần lễ này, trứng sẽ được phóng thích vào ống dẫn trứng.

Mặc dù Bạn Vẫn chưa biết rằng mình đã mang thai, nhưng trứng thụ tinh vẫn không ngừng thực hiện quá trình phân bào một cách liên tục. Qua hai tuần lễ đầu, trứng thụ tinh bây giờ đã phân chia thành hàng trăm tế bào và chúng đuợc gọi là phôi thai. Phôi thai có dạng hình ống và chứa đầy dịch lỏng – Bây giờ nếu như có thể nhìn thấy bên trong tử cung, phôi thai cũng đủ lớn để Bạn có thể nhìn thấy rõ.
Thường là vào khoảng giữa ngày thứ tư cho đến ngày thứ bảy sau khi thụ tinh, quá trình làm tổ diễn ra bằng cách phôi thai sẽ bám rễ và cắm chặt vào lớp lót bên trong lòng tử cung (nội mạc tử cung). Sự bám rễ vào nội mạc tử cung là một sự kết nối thiết yếu – nội mạc tử cung đã dầy lên sẵn sẽ cung cấp các dưỡng chất cho bào thai và giúp đưa các chất thải của bào thai ra ngoài. Và quan trọng hơn hết, lớp nội mạc tử cung tại vị trí này sẽ phát triển thành bánh nhau. Trong suốt quá trình mang thai, bánh nhau sẽ nuôi dưỡng và bảo vệ cho sự phát triển của thai nhi.

Bây giờ thời gian đã hơn một tuần kể từ lúc trứng thụ tinh, có thể bây giờ Bạn đã nhận ra mình đang có thai. Phôi thai sẽ bắt đầu tiết ra một loại hormon giúp cho lớp nội mạc tử cung không bị bong ra – đó là lý do tại sao Bạn có thể nhận biết được rằng Bạn đã bị mất kinh.

Đã 4 tuần lễ trôi qua, trứng thụ tinh giờ đây đã là một phôi thai có 3 lớp khác nhau. Lớp bên trong, được gọi là lớp nội bì, sẽ phát triển thành phổi, gan và bộ máy tiêu hóa của bé. Lớp giữa, được gọi như lớp trung bì, sẽ phát triển thành xương, cơ, thận, cơ quan sinh dục và tim. Cuối cùng, lớp ngoại bì hoặc lớp bên ngoài sẽ phát triển thành cơ và các bộ phận khác như da, tóc, mắt và hệ thống thần kinh.

Một xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu cho thấy Bạn đã mang thai vì phôi thai đã tiết ra hormon hCG (human Chorionic Gonadotropin), một loại hormon có liên quan đến thai kỳ. Que thử thai tại nhà cũng sẽ cho kết quả dương tính nhưng không chính xác bằng thử máu khi đang ở trong giai đoạn sớm của thai kỳ.

Các hormon do phôi thai tiết ra là nguyên nhân khiến Bạn có thể có các triệu chứng ốm nghén trong tuần lễ này của thai kỳ. Các triệu chứng như mệt mỏi, cảm giác ngứa ngáy, ù tai, đau vú hoặc là rất buồn nôn làm cho Bạn tưởng rằng mình sắp có kinh nguyệt bởi vì các triệu chứng nghén cũng tương tự như các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Và có thể một thời gian rất lâu sau đó Bạn mới nhận ra rằng thai nhi chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu trên.

Phần 2

Nam giới cần chuẩn bị gì trước khi thụ thai

Từ trước nay, việc chuẩn bị thụ thai dường như mặc định là việc của phái đẹp, từ chuẩn bị sức khỏe đến chế độ dinh dưỡng. Song, nam giới cũng cần phải chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt trước khi cặp đôi quyết định có em bé.

Theo thống kê về nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn, khoảng 30% xuất phát từ đàn ông, 30% được cho là do phụ nữ, 10% là do cả hai bên, 5% do các yếu tố khác và 25% không giải thích được.

Chất lượng tinh trùng của người cha có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai. Vì thế, trước khi quyết định có thai, nam giới cũng cần có những chuẩn bị cơ bản. Cùng tham khảo dưới đây những việc nam giới cần làm nhé.

 Kiểm tra sức khoẻ

Trước khi quyết định có thai, nam giới cần đến bác sĩ để tiến hành kiểm tra sức khỏe của mình. Qua đó, bạn có thể phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh lý nếu mắc phải như: bệnh mãn tính, bệnh di truyền và bệnh lây nhiễm qua đường tình dục… Nếu đang dùng thuốc để điều trị một bệnh nào đó, bạn cần xin lời khuyên của bác sĩ xem loại thuốc bạn đang dùng có ảnh hưởng đến việc thụ thai và sức khoẻ thai nhi sau này không? Vì có một số loại thuốc có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng như: thuốc điều trị cao huyết áp, thấp khớp, động kinh…

 Kiểm tra tính di truyền

Nếu trong gia đình có người thân bị bệnh di truyền như: máu khó đông; thiếu máu; hồng cầu hình lưỡi liềm; bị rối loạn nhiễm sắc thể (bệnh Down); chậm phát triển trí tuệ; mắc các dị tật bẩm sinh hay khuyết tật ống thần kinh… thì bạn cần xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Chế độ dinh dưỡng

Cần đảm bảo bữa ăn có đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng số lượng và chất lượng tinh trùng. Cụ thể, nên ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic như: ngũ cốc, rau có lá màu xanh đậm (rau cải, xúp lơ xanh, rau muống), gan động vật, lòng đỏ trứng, quả bơ, cà rốt, bí đỏ, dưa hấu… và thực phẩm giàu kẽm như: hàu, thịt hải sản, trứng… Tránh ăn các đồ ăn nhanh trong một vài tháng trước khi thụ thai.

Bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C như: bưởi, cam, chanh, nho… vì vitamin C giúp tinh trùng vận động hiệu quả.

Đảm bảo chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý

Tránh tiếp xúc với môi trường độc hại như: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, dung môi hữu cơ, các ngành công nghiệp nặng… Những hoá chất này có thể gây hại cho các tế bào sinh sản. Nếu do đặc thù công việc phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại thì bạn cần đảm bảo an toàn lao động và trước khi quyết định có thai, cần hỏi ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên hữu ích nhất, hạn chế được những rủi ro có thể đối với thai nhi. Cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mệt mỏi, căng thẳng, gây ảnh hưởng đến việc thụ thai.

Chuẩn bị về mặt tinh thần

Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái sẽ giúp quá trình thụ thai được diễn ra thuận lợi. Hơn thế, đứa trẻ được sinh ra trên cơ sở một tình yêu nồng thắm giữa bố và mẹ sẽ có điều kiện để phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần.

Giữ gìn sức khoẻ sinh sản

Để đảm bảo sức khoẻ sinh sản được sung mãn trước khi thụ thai, nam giới cần tránh những điều sau:

  • Không mặc quần lót, quần bò quá chật hay bó sát…
  • Hạn chế đạp xe, ngồi ô tô đường dài.
  • Tránh ngâm mình lâu trong bồn nước nóng hoặc tắm hơi, hoặc dùng bể tắm có xoáy nước.
  • Vệ sinh tốt trước và sau khi quan hệ để tránh nhiễm khuẩn.
  • Không hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất kích thích, vì những thành phần độc tố trong rượu, thuốc lá và các chất kích thích rất có hại cho tinh trùng, khiến tinh trùng bị dị dạng, gây ra những bất thường ở bào thai. Ngoài ra, rượu còn ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng tinh trùng, có thể làm giảm nồng độ testosterone và chức năng cương cứng. Thuốc lá làm tinh trùng có hình thể không bình thường và di chuyển chậm.

Nam giới cần chuẩn bị về mặt sức khỏe và tinh thần trong 5 tháng trước khi mang thai, vì tinh trùng tốt cần 2 tháng để trưởng thành. Hãy trở thành người cha của những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh bạn nhé.

Phần 1

Tết này ai cũng chúc vợ chồng mình năm mới có em bé, bà nội bà ngoại suốt ngày hỏi thăm Thôi mục tiêu năm nay là có thêm thành viên mới cho cả nhà vui. Qua tết việc đầu tiên là phải kiểm tra sức khỏe

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai

Việc kiểm tra sức khỏe trước khi thụ thai của cả vợ và chồng có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe của người mẹ và em bé.

Thông qua việc kiểm tra sức khỏe và tìm hiểu những thông tin về lịch sử bệnh lý của cả vợ và chồng, bác sỹ sẽ có những đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe sinh sản của cả vợ và chồng, khả năng thụ thai và sinh con, những trường hợp nên và không nên mang thai, những trường hợp cần phải được theo dõi trong quá trình mang thai… và cả những tư vấn cần thiết để thụ thai thành công. Thụ thai vào lúc vợ chồng khỏe mạnh, tình cảm hạnh phúc nhất, khí hậu thích hợp, vật chất đầy đủ… là điều kiện tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, vậy là anh nhà ngưng ngay nhậu nhẹt rươu.

Ghi lại kỳ kinh

Việc ghi lại kỳ kinh của mình sẽ giúp bạn có thể tính được tuổi thai và ngày dự sinh. Xác định tuổi thai rất quan trọng trong các xét nghiệm, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu và cách điều trị trong quá trình mang thai.

Kiểm tra biện pháp tránh thai

Phụ nữ uống thuốc tránh thai dài ngày phải ngừng uống trên 6 tháng mới được có thai, tránh ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Nếu đặt vòng tránh thai, sau khi tháo vòng ra thì cần phải đợi đến 2-3 kì kinh nguyệt ổn định trở lại mới nên có thai.

Tránh dùng các loại thuốc không cần thiết

Nếu vợ hoặc chồng đã uống hoặc tiêm một loại thuốc nào đó để chữa bệnh thì cần phải hỏi bác sĩ chuyên khoa xem có nguy hại đến thai nhi không? Nếu có, phải ngừng dùng thuốc 1 thời gian nhất định, rồi mới nên có thai.

Bỏ thói quen xấu

Nếu vợ hoặc chồng có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu… thì nên ngừng hẳn, vì nó rất có hại cho thai nhi. Đồng thời, các đồ uống có caffein như cà phê, trà cũng phải giảm hoặc ngừng.

Tránh làm việc ở môi trường độc hại

Trước khi có thai nửa năm, cả 2 vợ chồng không nên tiếp xúc với môi trường độc hại, các chất có hại, tránh tiếp xúc với các loại ô nhiễm như: nguồn nước, môi trường, nông dược, phóng xạ…

Tăng cường dinh dưỡng và khoáng chất

Cả 2 vợ chồng phải cần tăng thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm protein động vật. Đồng thời, bổ sung vitamin và khoáng chất cho người mẹ.

Bắt đầu uống 1 viên vitamin có chứa 0,4mg (400mcg) axit folic/ngày trước khi mang bầu 3 tháng để giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung canxi ở thời kỳ này. Tốt nhất là bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn đề uống đúng liều lượng cần thiết.

Tránh mặc đồ lót chật

Đặc biệt là nam giới không nên mặc quần lót bó sát người, vì điều này ảnh hưởng bất lợi trong việc sản sinh ra tinh trùng và tuần hoàn huyết dịch ở bao tinh hoàn, quấy nhiễu công năng điều tiết nhiệt của bao tinh hoàn, do đó ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát dục bình thường của tinh trùng.

Rèn luyện thân thể

Cả hai nên rèn luyện thể dục khoảng 30 phút/ngày để duy trì và tăng cường sức khỏe. Việc này rất có lợi cho thai nhi sau này.

Các loại phải tiêm phòng trước khi mang thai

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh của bạn cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường. Tuy nhiên, số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ và bé cưng trong bụng. Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có này. Ngoài ra, một số loại vắc-xin còn có khả năng giúp bé con tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Những loại vắc-xin bạn nên tiêm phòng trước khi mang bầu

  • Tiêm phòng Rubella: 90% các trường hợp nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virut Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng khi bé được sinh ra.
  • Tiêm phòng sởi: Nếu mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi cũng rất cao. Ngoài ra, bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
  • Quai bị: Virut quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.

Hiên nay, mẹ có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR). MMR rất hiệu quả và an toàn, có thể giảm từ 90-95% nguy cơ nhiễm bệnh. Một số người có thể đã tiêm phòng MMR khi còn nhỏ và có khả năng miễn dịch với “bộ ba” này. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn cả. Cho dù đã được tiêm phòng từ trước, bạn vẫn nên xét nghiệm lại. Nên tiêm phòng MMR một tháng trước khi cố gắng thụ thai.

  • Thủy đậu: Đã từng bị thủy đậu hay may mắn thoát khỏi căn bệnh này khi còn nhỏ không có nghĩa bạn hoàn toàn miễn dịch. Thậm chí, nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường. Giống như MMR, bạn cũng nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai ít nhất khoảng 1 tháng.
  • Tiêm phòng cúm trước khi mang thai:Cảm cúm là căn bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam. Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra những biến chứng gì đặc biệt. Khi mang thai, những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nếu lỡ mang thai mà chưa kịp tiêm phòng cúm, bạn vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Vắc-xin phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virut đã chết nên rất an toàn cho mẹ bầu.
  • Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung: Nếu dưới 26 tuổi, bạn nên xem xét đến việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Vắc-xin này bao gồm 3 mũi tiêm, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi bầu.
  • Viêm gan siêu vi B: Viêm gan siêu vi B có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng mắc bệnh này mà không hề hay biết. Không chỉ bạn mà anh xã cũng nên tiêm phòng viêm gan siêu vi B nhé! Vắc-xin phòng ngừa gồm 3 mũi và tiêm phòng trong vòng 4 tháng. Khác với vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung, nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan siêu vi B trước khi mang thai, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai.

(hết kỳ 1)

Bài viết liên quan

SHOPPING