Dinh dưỡng thai phụ

Nổi mề đay khi mang thai

Nổi mề đay khi mang thai là tình trạng da mẹ bầu xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ và ngứa khó chịu. Nếu không xử lý sớm, bệnh có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Bệnh sinh ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức khi tiếp xúc với các dị nguyên, lúc này cơ thể sẽ sản sinh hoạt chất histamin gây ngứa ngáy, nổi mẩn.

Theo thống kê, có khoảng 1% bà bầu bị ngứa nổi mề đay, nhất là các mẹ lần đầu mang thai. Bệnh thường xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ bởi đây là giai đoạn cơ thể có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý, tuy nhiên phần lớn các mẹ bị nổi mề đay ở các tháng cuối của thai kỳ – đặc biệt là tháng thứ 7 và thứ 8.

Nguyên nhân gây nổi mề đay

  • Nội tiết tố thay đổi: Trong các tháng đầu của thai kỳ, hormone gia tăng đột ngột sẽ kích thích mề đay mẩn ngứa bùng phát.
  • Lo lắng và căng thẳng:
  • Thực phẩm: Chế độ dinh dưỡng thay đổi đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng mà còn gây nổi mề đay.
  • Sức đề kháng suy giảm: Khi mang thai, mẹ bầu thường có hệ miễn dịch kém và dễ bị mề đay thai kỳ.
  • Do thời tiết: Nhiệt độ thay đổi đột ngột, nhất là giai đoạn chuyển mùa khiến cơ thể mẹ bầu chưa kịp thích ứng. Từ đó sinh ra mẩn ngứa.
  • Do thuốc: Bổ sung nhiều loại thuốc bổ, tiêm vắc-xin, có thể khiến mẹ bầu bị ngứa nổi mề đay.
  • Da vùng bụng giãn nhiều: Da bụng bị kéo căng và giãn do thai nhi phát triển, khiến các mô tổn thương. Gây phát ban, ngứa ngáy.
  • Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Khói bụi, phấn hoa, hóa chất, lông động vật…
  • Nguyên nhân khác: Do cơ địa, côn trùng đốt, môi trường ô nhiễm, mỹ phẩm, các bệnh về gan, nhiễm ký sinh trùng…

Bị nổi mề đay khi mang bầu là tình trạng khá phổ biến và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hơn 70% mẹ bầu bị chứng nổi mề đay có thể thuyên giảm chỉ sau vài ngày nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên ở một số bà bầu có hệ miễn dịch yếu và cơ địa nhạy cảm, nổi mề đay mẩn ngứa có thể kéo dài đến vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Đối với mẹ bầu dễ bị suy nhược cơ thể, nhiễm trùng da, stress, mất ngủ kéo dài, phù mạch, suy hô hấp, tăng nguy cơ sinh non… Đối với thai nhi, bé có thể phát triển kém, sinh ra bị mắc mề đay bẩm sinh, hở hàm ếch, mắc bệnh về mắt, thiếu máu não, chân tay thiếu ngón…Vì vậy, bà bầu không nên chủ quan, khi có triệu chứng bệnh cần đến cơ sở y tế khám, xác định nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời.

Để khắc phục mề đay mẩn ngứa, mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà như:

  • Không tắm nước quá nóng, tắm nước mát để giảm ngứa ngáy, viêm đỏ và sẩn ngứa trên da.
  • Thoa kem dưỡng ẩm hoặc kem chống rạn da có tác dụng giảm ngứa.
  • Chườm lạnh lên vùng da tổn thương từ 15 – 20 phút giúp giảm viêm và ngứa.
  • Có thể uống trà bạc hà, trà gừng hoặc trà hoa cúc để giải dị ứng và giảm ngứa da.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm mồ hôi.
  • Vệ sinh nơi ở và nhà cửa sạch sẽ.
  • Vệ sinh da 2 hàng ngày và giữ cho da khô thoáng, mát mẻ
  • Hạn chế dùng mỹ phẩm.
  • Tránh cào hoặc gãi lên vùng da tổn thương.
  • Luôn suy nghĩ lạc quan, tích cực.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, không thức khuya, thường xuyên luyện tập thể dục nâng cao sức khỏe…
“Nước táo tàu” cung cấp vitamin C tăng cường sức khỏe cho mẹ đẹp da & con khỏe mạnh




Bài viết liên quan

SHOPPING