Đang mang thai

“Kem thoa ngực Bio Mamma” để có những giây phút thoải mái khi cho con bú.

Một trong những khó khăn mà các mẹ thường gặp phải khi cho con bú đó là hiện tượng đau nhức đầu ti. Vì vậy dẫu biết cho con bú sẽ giúp kích hoạt dòng sữa và tăng mối liên kết giữa mẹ và bé thông qua sự tiếp xúc da thịt, nhưng nhiều mẹ vẫn đành phải chọn vắt sữa ra chai, mà tước mất đi sự sung sướng của bé khi được bú ti mẹ.

Để đầu ti không bị đau khi cho con bú, các mẹ cần phải chăm sóc bầu đầu tin ngay từ khi mang thai. Dưới đây là một số điểm lưu ý quan trọng để giúp mẹ làm quen với việc cho con bú.

Chăm sóc đầu ti khi mang thai và sau sinh:

  • Khi mang thai, tuyến sữa sẽ phát triển, vì vậy ngực sẽ to hơn bình thường và mẹ nên lưu ý  chọn áo ngực vừa vặn với kích thước bộ ngực thay đổi khi mang thai và sau khi sinh.
  • Yêu cầu nữ hộ sinh hoặc bác sĩ kiểm tra bầu ngực và đầu ti để xem các dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến việc cho bé bú. Các trường hợp như núm vú chìm, đặc biệt đối với những bà mẹ có bộ ngực lớn, có tiền sử phẫu thuật ngực hoặc ung thư vú đều cần phải có sự quan sát theo dõi.
  • Bạn có thể thực hiện các động tác massage đơn giản như sử dụng đầu ngón tay cái và tay trỏ kéo nhẹ đầu ti và lăn đều. Đây cũng như là hành động mô phỏng lúc em bé ti mẹ.
  • Thảo luận với chồng về việc cho con bú. Nghiên cứu đã chứng minh rằng những người chồng ủng hộ việc cho bé ti mẹ có tác động tích cực tới thành công của việc cho bé bú.
  • Trường hợp mẹ bị rò rỉ sữa non trong quá trình mang thai, có thể sử dụng thêm miếng bông/vải lót trong áo ngực. Nhớ phải thay thường xuyên khi bông/vải bị ướt.

Từ tháng thứ 6 khi mang thai, các mẹ  thoa kem ngực ngày 2 lần sau khi vệ sinh, đặc biệt thoa đầu núm vú giúp gia tăng sự săn chắc của núm vú giúp giảm đau khi cho bé bú, giảm thiểu nguy cơ bị rạn da vùng ngực và kích thích sự phát triển của collagen giúp bảo vệ ngực săn chắc và không bị sệ sau khi sinh.

“Kem thoa ngực Bio Mamma” được Hiệp Hội Hữu Cơ Quốc Tế ICEA công nhận là mỹ phẩm organic, có thành phần chính từ hoa cúc , dầu quả hạnh ngọt, dầu argan, dầu cám gạo, bơ thực vật vì vậy luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối (Không có bất kỳ thành phần hóa học gây hại cho da và sức khỏe của mẹ và bé)

Lưu ý: sau mỗi lần cho con bú, mẹ lau sạch bầu ti với khăn ướt và thoa kem cho tới khi nào hết cho con bú mới ngưng.

Một số mẹ chưa biết cho con ngậm đầu ti đúng cách,  gây khó chịu cho núm vú của mẹ và con không bú đủ sữa. Để cho con bú đúng cách, mẹ hãy kéo con về phía ngực và kích thích bé bằng cách dùng đầu ti chạm nhẹ vào môi dưới của bé, Bé sẽ há mồm như đang ngáp, lúc này mẹ sẽ kéo nhanh bé vào ngực mình, quan trọng là kéo bé về phía bầu vú, chứ không phải đưa bầu vú vào miệng bé. Đỉnh đầu ti của mẹ phải hướng lên vòm trên của miệng bé, mẹ hãy kiểm tra các điểm sau để xem bé có ngậm ti đúng cách không nhé:

■ Mũi và cằm của bé chạm vào vú của bạn
■ Tai, vai và hông của bé tạo thành một đường thẳng
■ Miệng của bé mở rộng để ngậm toàn bộ phần quầng vú và đầu ti
■ Lưỡi của bé đè lên hàm dưới và hướng ra ngoài
■ Đỉnh mũi của bé phải cao ngang bằng đầu núm vú
■ Bạn có thể thấy phần quầng vú ở trên nhiều hơn là phần quầng vú ở dưới
■ Bạn không bị đau

Mẹ phải kiểm tra bầu ngực, tránh mụn nước, gây xước và tổn thương đầu ti. Những tổn thương này không chỉ gây đau đớn cho mẹ mà còn có thể ảnh hưởng xấu tới việc ăn uống của bé.

Cách tránh bị đau nhức đầu ti

  • Hãy nhờ các nữ hộ sinh kiểm tra xem cách bé ti mẹ đã đúng hay chưa. Bé mở to miệng, lực hút đều và mạnh, không gây đau đớn là những dấu hiệu tốt.
  • Cho bé ti mỗi khi bé đói, thường là khi bé thức. Lúc này bé sẽ mở miệng và chủ động tìm ti mẹ.
  • Chỉ sử dụng xà bông tắm thiên nhiên để tắm giúp tránh bị khô đầu ti, không chà mạnh vào đầu ti.
  • Hãy để bé tự rời ti mẹ khi bé cảm thấy no. Nếu bạn muốn ngừng cho bé ti giữa chừng thì hãy nhẹ nhàng đút một ngón tay vào miệng bé và từ từ kéo nhẹ núm vú ra.
  • Sau khi cho bé ti xong, lấy khăn ướt lau sạch bầu vú và núm ti , thoa kem ngực Bio Mamma lên đầu ti và bầu vú.Mẹ nên tắm nước ấm hoặc dùng khăn ấm lau sạch bầu vú giữa các lần cho bé bú.
  • Thay áo ngực sạch hằng ngày.
  • Sự căng tức ở ngực vào những ngày đầu cho bé bú là bình thường. Tuy nhiên nếu bầu ngực và đầu ti bị đau quá mức có thể là một dấu hiệu bất ổn cần được kiểm tra và theo dõi
  • Trường hợp bạn quá đau và không thể cho bé bú, hãy tạm ngưng và nặn sữa ra ngoài. Nặn sữa bằng tay sẽ nhẹ nhàng và ít đau hơn nặn bằng bình hút sữa. Khi cho bé ti lại, mẹ
  • Cho bé bú bên ngực ít căng trước. Khi bé đói sẽ ti rất mạnh. Do đó sẽ dễ làm mẹ bị đau.
  • Thay đổi tư thế bồng bé trong thời gian cho bé ti. Vị trí có thể gây ảnh hưởng đến cách ti. Đặt gối phía dưới tay đỡ bé để giúp mẹ thấy thoải mái trong cả quá trình bé ti mẹ.
  • Bạn có thể xoa nắn nhẹ bầu vú trước khi cho bé bú. Việc này sẽ giúp kích hoạt dòng sữa chảy ra dễ dàng hơn.

Nên tìm sự giúp đỡ khi:

  • Khi bạn thấy đầu ti vẫn đau hoặc có dấu hiệu trầm trọng hơn.
  • Khi bạn không chắc về thời gian hay số lần cho con bú. Thường khi có sự tư vấn hoặc đảm bảo sẽ giúp người mẹ lấy lại sự tự tin và cho con bú đúng cách.
  • Khi bạn không thể tiếp tục cho con bú vì đau đầu ti.
  • Khi bạn nhận thấy dấu hiệu bầu vú bị viêm, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Triệu chứng thường là ngực bị đau, sưng, đỏ tấy, hoặc sốt. Lúc này các mô vú bị nhiễm trùng và cần phải điều trị bằng kháng sinh.
  • Khi bạn không thấy thoải mái khi cho con bú hoặc bé không chịu bú. Việc cho con bú đôi khi gây sự chán nản hay ám ảnh cho bà mẹ.

Ngay khi gặp khó khăn, bạn nên liên hệ bác sĩ , nữ hộ sinh hay các trung tâm chăm sóc mẹ sau sinh . Ngoài ra việc tham khảo ý kiến từ các bà mẹ khác, bạn bè hay gia đình đều có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích.

Bài viết liên quan

SHOPPING