Cắt tầng sinh môn là gì?
Cắt tầng sinh môn là vết rạch được Bác sĩ thực hiện để mở rộng cửa âm đạo giúp sinh bé dễ dàng hơn. Thông thường, nếu bạn không thảo luận về việc này với Bác sĩ trước, thì việc quyết định có cắt tầng sinh môn hay không là do Bác sĩ. Việc này được thực hiện nhanh chóng với sự hỗ trợ của gây tê cục bộ nên bạn sẽ không cảm thấy đau đớn. Vậy sau khi thực hiện cắt tầng sinh môn các mẹ cần chăm sóc sức khỏe như thế nào cho đúng cách? Bài viết dưới đây chia sẻ cho bạn những lý do phổ biến của việc thực hiện cắt tầng sinh môn và một số phương pháp chăm sóc mẹ sau khi sinh sau khi thực hiện việc cắt tầng sinh môn:
- Nếu đầu bé lớn hơn cửa âm đạo
- Nếu bạn cần kẹp hỗ trợ
- Nếu vị trí của bé ngược
- Nếu bé bị căng thẳng và các bác sĩ cần đưa bé ra ngoài nhanh
Sau khi thực hiện việc sinh nở đầy nặng nhọc thì thời gian phục hồi cũng là một vấn đề. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu hoặc đau khi vết thương đang lành. Đặc biệt, trong những ngày đầu, vùng âm đạo sẽ sưng tấy, lúc này bạn có thể phục hồi và giảm bớt sự khó chịu bằng cách:
- Sử dụng thảo dược vệ sinh phụ nữ để rửa, xông, hoặc đựng trong bình xịt khi vệ sinh. Các thành phần có trong thảo dược vệ sinh phụ nữ có đặc tính giảm viêm, khử trùng, khử mùi, và giúp làm lành. Bạn có thể bắt đầu sử dụng hàng ngày từ ngày sinh bé.
- Đổ nước ấm vào vùng dưới khi đang đi tiểu để không bị đau. Bạn nên có một bình xịt trong phòng tắm cho riêng việc này.
- Trong lần đầu tiên đi nặng sau sinh, nếu lo lắng vết khâu bị rách bạn cần ôm để hỗ trợ khu vực vùng sàn chậu. Điều này thường không xảy ra, nhưng để bớt lo lắng, bạn có thể sử dụng miếng băng vệ sinh để hỗ trợ vùng đáy chậu (nhấn nhẹ trở lên) khi mở lòng.
- Hãy chắc chắn bạn ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón và khó chịu khi đi tiểu.
- Vệ sinh cá nhân là điều quan trọng trong thời gian ở cữ. Hãy chắc chắn rằng chỉ lau từ phía âm đạo về hậu môn và không làm ngược lại.
- Bạn có thể tắm nước thảo dược để thư giãn và giúp làm lành vết thương. Tuy nhiên, thời gian tắm nên ngắn vì nếu quá lâu, vết cắt có thể bị nhiễm trùng.
- Bạn nên thay đổi băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất mỗi bốn tiếng một lần, và hãy chắc chắc rằng băng vệ sinh được cố định tốt để không chà xát lên vết khâu.
- Vỗ nhẹ vùng âm đạo để khô trước khi mặt quần áo và không chà xát lên mũi khâu.
- Tập thể dục vùng sàn chậu ngay khi bạn có thể.
- Không khí trong lành sẽ hỗ trợ tốt hơn và nhanh hơn cho việc phục hồi của sản phụ sau sinh, vì thế hãy để không khí trong lành vào bằng cách nằm trên giường với một miếng lót thấm hút tốt ở bên dưới, cởi quần lót và băng vệ sinh ra. Mỗi ngày, nên dành ít nhất 10 phút hoặc thường xuyên hơn nếu bạn có thể để thực hiện việc này.
- Tránh đứng hoặc ngồi lâu. Nếu phải ngồi trong thời gian dài, bạn nên dùng gối hình bánh rán để hỗ trợ vùng đáy chậu.
- Vết cắt thường sẽ lành trong vòng 2 tuần, nhưng khu vực này sẽ khó chịu trong một thời gian dài. Nếu vết cắt tiếp tục đau vài ngày sau khi sinh và mùi hôi bốc ra, hoặc bạn bị sốt, bạn cần liên hệ với Bác sĩ. Vết cắt tầng sinh môn thường chữa lành hoàn toàn vào thời điểm kiểm tra với bác sĩ, tức là khoảng 6 tuần sau khi sinh.
Đã có nhiều nghiên cứu về các rủi ro và tác dụng phụ của cắt tầng sinh môn. Các nghiên cứu đưa ra kết quả cắt tầng sinh môn thường không cần thiết và có thể dẫn đến nhiều rủi ro như gây đau đớn, khô âm đạo và giảm ham muốn tình dục. Ngoài ra, nếu khâu quá chặt sẽ làm giảm kích thước âm đạo và gây đau đớn khi quan hệ.
Theo The Mommy Plan
Bài viết liên quan
- 09-04-2020
- |
- 2:53 PM
- 17-02-2019
- |
- 11:34 PM
- 02-09-2014
- |
- 9:29 AM