Bé ăn dặm – Bữa ăn đầu tiên của bé
Ăn dặm, hay còn gọi là ăn bổ sung, là sự chuyển từ chế độ ăn chỉ có sữa sang chế độ ăn có thức ăn khác sữa, cách ăn thay vì bú mút thì nay phải tập nhai tập nuốt. Khi cho bé ăn dặm, bạn có thể cho bé ăn và làm quen với rất nhiều loại thực phẩm khác nhau, bữa ăn đầu tiên của trẻ nên là món nào, cách giới thiệu dần dần các thức ăn cho trẻ ra sao, ăn ngọt hay ăn mặn, …điều này làm cho nhiều bà mẹ bối rối.
Đây là một bước ngoặc lớn về ăn uống của trẻ, có liên quan đến các rối loạn, trục trặc không chỉ trong giai đoạn này mà còn ảnh hưởng đến sau này về thói quen ăn uống của trẻ, khả năng biếng ăn, trẻ có chấp nhận ăn đa dạng thực phẩm hay kén ăn.v.v…
BS CK1 Đào Thị Yến Thủy Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc
Khi nào thì cho bé ăn dặm?
Các nhà nghiên cứu về nhi khoa cho rằng thời điểm tối ưu để cho trẻ ăn dặm là lúc trẻ tròn 6 tháng tuồi, là khi chức năng tiêu hóa của ruột và khả năng đào thải của thận trẻ đã khá hoàn thiện, sẵn sàng cho việc ăn uống ngoài sữa. Mặt khác, nhu cầu các chất khoáng như sắt, kẽm bắt đầu có thể bị thiếu hụt từ khoảng 6 tháng tuổi nếu không cho bé ăn dặm đúng cách.
Ăn dặm đúng cách giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển ổn định
Như vậy, khi bé được hơn 5 tháng tuổi, mẹ cần theo dõi sự tăng cân của trẻ sát sao hơn. Bình thường đến thời điểm này bé sẽ tăng khoảng 100g- 150g mỗi tuần. Nếu thấy trẻ tiếp tục tăng cân tốt thì chờ đến tròn 6 tháng thì tập ăn cho bé, nếu trẻ có khuynh hướng chậm phát triển dù đã cho bú mẹ tối đa… thì có thể tập cho ăn dặm sớm hơn. Lúc này, trẻ biết “dòm miệng” người lớn, biết chóp chép, nuốt nước miếng,… Đây cũng là thời gian tập cho trẻ ăn dễ dàng nhất.
Một số thức ăn đầu tiên của bé:
- Bột ăn dặm pha với nước chín ấm hoặc sữa (bột sữa, bột trái cây hoặc bột tôm thịt ăn liền)
- Bánh ăn dặm tán với nước ấm hoặc sữa ấm.
- Chuối hoặc đu đủ, xoài chín mềm nạo bằng muỗng cũng là thức ăn dặm đầu tiên rất tốt cho bé.
- Khoai lang hoặc khoai tây nấu chín mềm, tán nhuyễn trộn với vài muỗng sữa mẹ hoặc loại sữa bò bé đang bú.
- Tán nhuyễn vài muỗng bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình.
- Vài muỗng tàu hũ nước dừa…
Tập cho bé ăn dặm như thế nào?
- Lựa một trong các thứ trên cho bé nếm thử từng chút một. Nếu bé chịu ăn có thể tăng dần lên từ 1-3 muỗng nhỏ. Nên tập lúc bụng đói, ngay sau ăn vẫn cho bú bình thường cho đủ no. Nếu bé không chịu ăn thức ăn này có thể đổi sang loại thức ăn khác, vài tuần sau có thể tập ăn trở lại món trẻ chưa quen.
- Bé cần 3-5 ngày để làm quen với một loại thức ăn đặc mới. Khi bé đã quen với một loại thức ăn này, hãy cho bé nếm loại mới với cách như trên. Dần dần bé đã quen với nhiều mùi vị, độ đặc khác nhau của thức ăn.
- Nên tập từ ít đến nhiều, từ loãng đến sệt rồi đặc hơn, từ một nhóm đến pha trộn cho đủ 4 nhóm thực phẩm… để bé dần dần thích nghi.
Đa số trẻ thường thích món bột sữa hay bánh ăn dặm ngay vì có vị sữa quen thuộc nên dễ chấp nhận. Tuy nhiên cũng có bé ngay từ đầu đã không thích món bột sữa, bánh sữa ngọt thì hãy thử tập món bột vị mặn (bột tôm, thịt có rau…) hay bánh ăn dặm vị mặn như “Bánh gạo organic Apple Monkey được bổ sung khoai lang , bí đỏ hay rau bi na”.
Bánh ăn dặm Apple Monkey có thành phần dinh dưỡng an toàn cho bé
Bữa ăn đầu tiên của trẻ không cần ăn nhiều mà chỉ là tập cho trẻ ăn bằng muỗng cũng như cảm nhận những mùi vị khác lạ từ thức ăn, nguồn dinh dưỡng cho trẻ lúc này chủ yếu vẫn là sữa. Các thức ăn “lần đầu tiên ăn trong đời” chỉ nên cho ăn một ít để kiểm tra khả năng tiêu hóa hấp thu cũng như dị ứng thức ăn của trẻ. Sau vài ngày nếu thấy ổn thì tăng dần lượng của món cũ, bắt đầu giới thiệu món mới. Nếu trẻ có rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy nhiều lần, nôn ói, đau bụng, khóc nhiều, bỏ bú, tiêu phân máu… thì phải ngưng ngay loại thức ăn này, chỉ cho bú mẹ đến khi bình thường hoàn toàn rồi mới tập ăn món mới. Món ăn đã gây rối loạn tiêu hóa hay dị ứng cho trẻ chỉ nên thử lại sau đó một vài tháng để kiểm tra lại khả năng tiêu hóa hoặc dị ứng của trẻ đã được hệ miễn dịch của bé khắc phục chưa, nhưng nhớ thử với lượng rất ít (tùy vào mức độ nặng của rối loạn hay phản ứng dị ứng).
Một số bé có cơ địa dị ứng với sữa bò hay đậu phộng (đỗ lạc),… thì mẹ phải đặc biệt cẩn thận khi cho con ăn dặm. Phản ứng dị ứng có thể nhẹ như nổi mẫn ngứa, tiêu chảy, có thể nặng hơn nếu phù mặt, đỏ toàn thân, tiêu máu, khò khè, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của bé. Đối với các bé có cơ địa bị dị ứng với sữa bò hay đậu phộng, mẹ nên lưu ý chỉ chọn bánh ăn dặm có thành phần ghi rõ: không sữa – không đậu phộng …
Chú ý đọc thành phần của bánh ăn dặm cho bé trước khi lựa chọn nhé các mẹ
Cũng cần lưu ý khi cho bé ăn dặm là lượng ăn của mỗi bé có thể khác nhau, tùy khả năng tiêu hóa hấp thu của từng trẻ. Tùy vào từng độ tuổi mà cho ăn phù hợp với lượng ăn mỗi bữa và số bữa mỗi ngày. Có trẻ ăn nhiều hơn bú sữa, cũng có trẻ bú nhiều hơn ăn cho nên bạn cũng phải uyển chuyển một chút. Điều quan trọng là bé đủ no và tăng trưởng tốt cả về cân nặng và chiều cao.
Bài viết liên quan
- 10-06-2014
- |
- 4:23 PM
- 04-05-2017
- |
- 10:22 AM
- 25-09-2017
- |
- 11:44 AM