NHÂN XƠ TỬ CUNG ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN HIẾM MUỘN?
Bài do Bác sỹ Lê Tiểu My viết.
Nhân xơ tử cung (NXTC) hay u xơ tử cung, là khối u đa phần lành tính, rất hay gặp ở phụ nữ. Trong phần lớn trường hợp, NXTC không gây đau đớn hay khó chịu gì cả, đôi khi chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám phụ khoa định kỳ. Một số trường hợp có thể làm “kinh nguyệt lộn xộn”.
Nếu bạn có nhân xơ tử cung nhưng đã đủ con, kinh nguyệt bình thường, không đau đớn hay khó chịu gì, thì chỉ theo dõi bằng cách khám định kỳ. Đọc tới đây thì dừng, đọc nữa sẽ lo lắng thêm thôi.
Nếu bạn đang mong con, chuẩn bị điều trị hiếm muộn, thì phần tiếp theo dành cho bạn.
Kết quả khảo sát của một nghiên cứu mới, đăng trên tạp chí sản Phụ khoa uy tín:
– Tỷ lệ có thai và sinh em bé sống ở bệnh nhân có NXTC thấp hơn người không có NXTC
– Phụ nữ chỉ có 1 NXTC và không có NXTC thì tỷ lệ có thai giống nhau. Nhưng nếu có từ 2 NXTC trở lên thì tỷ lệ có thai thấp hơn người không có cái NXTC nào.
– NXTC nhỏ hơn 3 cm (chắc giống giống trái chanh nhỏ) thì không ảnh hưởng gì, nhưng nếu kích cỡ lớn hơn sẽ làm giảm tỷ lệ có thai và sinh ra em bé.
Trước đây, người ta cho rằng NXTC không có xâm lấn vô buồng tử cung (NXTC dưới thanh mạc), tức là nằm phía ngoài, không chen chúc vô chỗ em bé nằm thì không ảnh hưởng. Nhưng theo kết quả này thì nếu NXTC lớn quá, cũng ảnh hưởng luôn (có thể gây co thắt tử cung chẳng hạn). Loại NXTC lấn vô buồng tử cung (NXTC dưới niêm mạc) thì từ lâu đã có bằng chứng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh và thai kỳ, tuy nhiên, trước đây cũng chỉ nói là khi nào kích cỡ > 3cm mới cần can thiệp.
LÀM SAO BIẾT TÔI CÓ BỊ NXTC HAY KHÔNG? BAO NHIÊU NXTC VÀ NẰM Ở ĐÂU?
Chỉ có cách duy nhất, khám phụ khoa và phổ biến nhất là siêu âm để chẩn đoán. Không thể bắt mạch, không thể kể triệu chứng, cũng không thể hỏi-đáp qua tin nhắn luôn.
Loại NXTC dưới niêm mạc đôi khi cần phương tiện chẩn đoán đặc biệt hơn chút xíu, đó là siêu âm bơm nước vô buồng tử cung.
VẬY NẾU TÔI CÓ NHÂN XƠ LỚN, NHIỀU NHÂN XƠ, TÔI PHẢI LÀM GÌ?
Đầu tiên, cần nhấn mạnh, phải hỏi BS đang khám cho mình. Theo chứng cứ thì chỉ có phẫu thuật bóc nhân xơ là hiệu quả trong các phương pháp điều trị hiện nay. Các phương pháp tiên tiến khác chưa thấy ai tuyên bố là “hiệu quả vượt trội”
Bài viết liên quan
- 15-07-2014
- |
- 1:03 PM
- 19-03-2014
- |
- 4:01 PM
- 23-02-2014
- |
- 12:44 PM