Dinh dưỡng

Cho bé ăn dặm khoa học – Cách chăm con của mẹ bỉm hiện đại

Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé. Vì vậy, các mẹ bỉm sữa luôn mong muốn bé ăn thật nhiều trong giai đoạn này và sẽ vô cùng lo lắng khi bé biếng ăn.

Tuy nhiên, việc ăn nhiều không phải là yếu tố quyết định trong giai đoạn ăn dặm của bé. Cho bé ăn dặm đúng cách sẽ giúp bé mau lớn, khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt mà mẹ cũng đỡ vất vả hơn.

Cho bé ăn dặm

Cho bé ăn dặm đúng cách giúp bé khỏe mạnh và mẹ đỡ vất vả hơn

1. Cho bé ăn dặm như thế nào là đúng cách?

1.1. Thời điểm thích hợp

Giai đoạn ăn dặm bắt đầu từ lúc bé đủ 6 tháng tuổi. Mẹ nên lưu ý kỹ rằng, theo tiêu chuẩn của WHO, khi bé đủ 6 tháng tuổi mẹ mới có thể cho bé ăn dặm. Đây là thời điểm hệ tiêu hóa của bé đã có sự phát triển nhất định, đủ để tiêu hóa thức ăn nghiền lỏng. Bên cạnh đó, cơ thể bé đã bắt đầu có thể hấp thụ dinh dưỡng từ nguồn thức ăn này.

1.2. Loại thực phẩm phù hợp

Khi bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn các loại bột có vị ngọt và pha thật loãng. Sau đó, mẹ hãy cho bé ăn dần sang các loại thức ăn có vị mặn và pha đặc hơn.

Cũng trong thời gian đầu, mẹ chỉ nên cho bé ăn một nhóm thực phẩm trong số các nhóm đạm, xơ, béo và vitamin. Khi cơ thể bé có dấu hiệu hấp thu tốt thì mẹ bắt đầu phối hợp các nhóm thực phẩm trên theo tỷ lệ hợp lý.

Cho bé ăn dặm

Thịt trắng, cá, trứng, các loại rau củ quả đều là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với bé trong giai đoạn ăn dặm

Việc chọn thực phẩm cho bé ăn dặm rất quan trọng. Với các loại bột, mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn và khuyến cáo độ tuổi sử dụng trên bao bì sản phẩm.

Với các thực phẩm tươi sống, mẹ nên cho bé ăn thịt nạc, cá thịt trắng với một lượng vừa phải và luôn được làm nhuyễn. Giai đoạn này bé không nên ăn muối để tránh làm thận bé bị quá tải. Mẹ chỉ cần cho bé dùng nước luộc rau hoặc nước dashi là đủ.

1.3. Kết hợp sữa mẹ

Mặc dù đã đến giai đoạn ăn dặm, bé vẫn cần nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. WHO khuyên rằng, bé nên được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ trong ít nhất 12 tháng đầu đời. Vì vậy, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính trong giai đoạn này.

1.4. Lượng thức ăn

Nhiều mẹ bỉm quan niệm rằng thúc ép bé ăn thật nhiều trong giai đoạn ăn dặm là bé sẽ phát triển tốt. Đây là phương pháp cho bé ăn dặm hoàn toàn không đúng.

Bên cạnh đó, với hệ tiêu hóa còn non nớt, việc ăn quá nhiều thức ăn cùng lúc không những không giúp bé hấp thụ mà còn gây nôn ọe, quá tải đối với dạ dày của bé.

Cho bé ăn dặm

Mẹ nên dừng lại ngay khi bé có dấu hiệu nôn trớ vì dạ dày quá tải

Khi mới bắt đầu ăn dặm, bé nên được cho ăn với lượng ít và loãng, chỉ vài muỗng, mỗi ngày 1 lần, sau đó tăng dần theo khả năng hấp thụ của bé.

Mẹ nên theo dõi bé thường xuyên để biết khi nào bé có thể tiếp nhận thêm thức ăn. Bên cạnh đó, khi bé có dấu hiệu nôn trớ, mẹ không nên thúc ép bé ăn thêm.

2. Thực đơn điển hình cho một ngày ăn dặm của bé

Việc lên thực đơn cho bé ăn dặm phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng hấp thụ của bé. Khi bé ở giai đoạn đầu ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé một nhóm thực phẩm, kết hợp sữa mẹ. Mẹ có thể tăng cường thêm các nhóm thực phẩm khi bé có khả năng hấp thụ tốt hơn.

Ban đầu, bạn nên cho bé ăn một nhóm thực phẩm, có thể là cháo loãng (tỷ lệ gạo và nước là 1:10), hoặc bơ, chuối xay nhuyễn.

Cho bé ăn dặm

Chuối dằm có thể trở thành món khoái khẩu của bé giai đoạn mới ăn dặm

Sau một thời gian bé có thể tiếp nhận và làm quen với việc ăn dặm, mẹ có thể tăng thành 2 nhóm thực phẩm ngày. Thời gian này mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm có nguồn gốc thực vật, giàu vitamin và chất xơ. Món cháo cà rốt, cháo bắp hoặc cháo bí ngô là sự lựa chọn thích hợp. Vẫn là tỷ lệ gạo và nước là 1:10, mẹ có thể cho thêm 5 – 20 gram các loại rau củ này để tăng thêm phần hấp dẫn và dinh dưỡng.

Cho bé ăn dặm

Cháo cà rốt với màu sắc hấp dẫn sẽ cung cấp vitamin A và carotene cho bé

Khi bé phát triển hơn, khoảng từ 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn tăng lên 2 bữa/ngày cách xa nhau và ăn kèm thực phẩm từ động vật. Thịt trắng, cá, lòng trắng trứng là những thực phẩm khuyên dùng cho bé trong giai đoạn này.

Kết hợp với rau củ, bé sẽ dần hấp thụ tốt dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Cháo ức gà rau bina, cháo tôm bí đỏ, cháo cà rốt thịt heo là những món ngon tạo hứng thú cho bé lúc ăn dặm.

Cho bé ăn dặm

Cháo ức gà rau bina là món ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bé ăn dặm

3. Bé 1 tuổi nên ăn dặm như thế nào để phát triển toàn diện

Giai đoạn 12 tháng tuổi là lúc bé làm quen với hầu hết các loại thực phẩm thông thường. Cách cho bé 1 tuổi ăn dặm cũng sẽ có sự khác biệt với giai đoạn trước đó.

Ở độ tuổi này, nhu cầu về dưỡng chất của bé sẽ cao hơn giai đoạn trước để bước vào thời kỳ phát triển thể chất và trí tuệ.

Mẹ nên bổ sung cho bé tất cả các nhóm thực phẩm, phân chia hợp lý vào mỗi bữa ăn. Tinh bột, chất xơ, chất đạm và vitamin đều cần thiết cho bé để phát triển toàn diện.

Trong giai đoạn này, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn hải sản như cua, ghẹ, tôm,… để cung cấp nguồn canxi, photpho và magie. Nếu bé có thể trạng tốt, ít dị ứng, mẹ có thể cho bé ăn rong biển với lượng ít, từ 1 – 2 lần/tuần.

Bên cạnh những bữa ăn hằng ngày, mẹ nên bổ sung cho bé những loại bánh dinh dưỡng hữu cơ để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất. Bánh gạo organic vị bí đỏ, bánh ngón tay gluten free vị cà rốt được bán tại Earthmama chính là những sự lựa chọn hợp lý nhất. Đặc biệt, với những bé biếng ăn, mẹ có thể dùng những loại bánh này để dỗ dành bé hoặc cung cấp thêm dinh dưỡng cho bé.

Cho bé ăn dặm

Bánh ngón tay gluten free vị cà rốt lựa chọn hoàn hảo cho bé ăn dặm

Cho bé ăn dặm khoa học, đúng cách không những giúp bé nhanh lớn, khỏe mạnh mà còn giúp mẹ an tâm hơn về sự phát triển của bé. Việc nuôi con trong giai đoạn ăn dặm vốn dĩ không hề dễ dàng, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Sausinh.com sẽ luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất để các mẹ bỉm tự tin chăm con thật khoa học.

Bài viết liên quan

SHOPPING