Vàng da ở trẻ sơ sinh
Mẹ cần phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý để đưa bé tới bác sỹ chữa trị kịp thời tránh các hậu quả xấu tới sức khỏe của bes.
Vàng da sinh lý: gặp ở hầu hết các bé , thường xuất hiện khi bé được 1 – 7 ngày tuổi, nguyên nhân do hồng cầu của thai nhi bị phá hủy và thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị phá vỡ, một lượng lớn Bilirubin (một chất có sắc tố màu vàng) được phóng thích vào máu, làm cho trẻ bị vàng da.
- Thường hay gặp ở trẻ sinh non
- Tự khỏi sau 7 – 10 ngày , khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu
Vàng da bệnh lý: khi chất Bilirubin tăng quá cao và thấm vào não, tình trạng này rất nguy hiểm , có thể làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn.
- Cần được chữa trị kịp thời. Nhẹ thì rọi đèn nhằm loại bỏ nhanh chất độc, nặng có khi phải thay máu.
Mức độ vàng da
Theo tiêu chuẩn Kramer, nồng độ bilirubin trong máu của trẻ sẽ quyết định biểu hiện vàng da ở các phần tương ứng. Cụ thể:
- Từ 5 đến 7 mg%: vàng da vùng mặt và cổ
- Từ 8 đến 10 mg%: vùng ngực và lưng
- Từ 11 – 13 mg%: vùng bụng dưới rốn đến đầu gối
- Từ 13 – 15 mg%: vùng tay chân dưới gối
- Từ trên 15 mg%: vùng bàn tay, bàn chân
Trong đó, mức độ nhẹ được hiểu là khi bé có biểu hiện vàng da từ vùng đầu đến vùng bụng trên, và nặng là từ vùng dưới rốn đến vùng bàn tay, bàn chân.
Nguồn: Internet
Xử lý như thế nào
Để tránh lượng bilirubin tăng quá nhanh dẫn đến thấm vào não và gây vàng da đa nhân, nếu phát hiện thấy bé bị vàng da phần mặt, cổ, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện. Tại đây bác sĩ sẽ chẩn đoán và có biện pháp điều trị hợp lý như chiếu đèn, chiếu đèn tích cực, thay máu, thay máu kèm chiếu đèn tích cực.
Khi nào nên đưa bé vào bệnh viện
Mẹ cần đưa bé vào viện ngay nếu phát hiện thấy các dấu hiệu sau ở bé:
- Vàng da lộ rõ đến ngực, bụng trên rốn.
- Vàng da phần đầu, nhưng là trẻ sinh non.
- Vàng da phần đầu, ngực nhưng có dấu hiệu quấy khóc, nôn trớ, bú ít hoặc bỏ bú, ngủ li bì (vàng da do nhiễm khuẩn).
- Vàng da, vàng mắt, phân có màu xanh, vàng của mật ở những ngày đầu sau sinh, nước tiểu màu vàng (vàng da do viêm tắc mật bẩm sinh).
- Vàng da kèm bú kém, co giật, (bất đồng nhóm máu mẹ – con, hoặc gia đình có tiền sử bất đồng nhóm máu mẹ con).
- Bỏ bú, lên cơn co giật, li bì, hôn mê (dấu hiệu bilirubin đã xâm nhập lên não).
Chăm sóc cho bé như thế nào?
Để đề phòng tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh, mẹ cần thường xuyên quan sát màu da của bé bằng cách kiểm tra ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Có thể dùng tay nhấn vào da bé nếu không thể xác định bằng mắt thường, nếu vùng da bị nhấn có màu vàng thì mẹ có thể nghi ngờ bé bị bệnh vàng da.
Ngay khi phát hiện bé bị vàng da, mẹ cần theo dõi tình trạng của bé và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc hoặc cắt sữa của bé, vì không phải lúc nào vàng da cũng có nguyên nhân từ sữa mẹ. Thay vào đó, mẹ cần tích cực cho bé bú vì 98% lượng bilirubin sẽ được bài tiết qua phân. Đồng thời, không cần cho bé uống thêm nước lọc vì chỉ 2% bilirubin được bài tiết qua nước tiểu. Sau khi lượng bilirubin được giảm bớt, tình trạng vàng da của bé cũng sẽ được cải thiện.
Bài viết liên quan
- 06-03-2020
- |
- 3:30 PM
- 26-09-2013
- |
- 9:08 AM
- 26-09-2013
- |
- 9:08 AM