Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai tốt nhất?
Đối với phụ nữ, niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai tốt nhất luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi muốn có con. Niêm mạc tử cung là phần bao quanh tử cung nên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thụ thai. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm kiến thức về độ dày tương đối của tử cung để có lợi cho việc mang thai, vì nếu tử cung quá dày hoặc quá mỏng cũng gây cản trở việc thụ thai. Do đó, những ai đang muốn sinh em bé thì không nên bỏ qua bài viết này đâu!
Niêm mạc tử cung vừa phải sẽ giúp quá trình mang thai tốt hơn
Độ dày lý tưởng của niêm mạc tử cung cho việc thụ thai
Chúng ta đều biết, cấu tạo tử cung ảnh hưởng nhiều đến quá trình mang thai của phụ nữ. Do đó, độ dày của niêm mạc tử cung khoảng 8-10mm sẽ giúp cho quá trình phát triển của thai nhi được khỏe mạnh. Trước ngày hành kinh thì nội mạc tử cung sẽ dày khoảng 12-14mm. Khi chấm dứt hành kinh thì lớp niêm mạc sẽ rơi vào khoảng 8-10mm giúp quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng hơn.
Niêm mạc tử cung ảnh hưởng lớn đến sự thụ thai
Niêm mạc tử ảnh hưởng đến quá trình thụ thai như thế nào?
Niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai và mang thai của phụ nữ. Ngày đèn đỏ của phụ nữ mỗi tháng là kết quả của quá trình bong tróc lớp niêm mạc tử cung khi không có sự thụ tinh từ tinh trùng. Nên khi quá trình thụ thai diễn ra, lớp niêm mạc này sẽ dày hơn để làm tổ cho thai nhi sau này. Độ dày của từ cung theo các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt như sau:
– Giai đoạn trước khi hành kinh: 3-4mm.
– Giai đoạn gần ngày hành kinh khoảng 2 tuần: 8-12mm.
– Giai đoạn trước khi có kinh: 12-16mm.
Khắc phục tình trạng niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng
Một số trường hợp niêm mạc tử cung bất thường
Trường hợp niêm mạc tử cung mỏng:
Trường hợp niêm mạc tử cung mỏng xảy ra đa phần là do thiếu estrogen hoặc tổn thương nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung dày dưới 8mm khiến phôi thai khó bám vào, gây khó khăn cho việc thụ thai, nặng hơn sẽ là sẩy thai hoặc thai chết lưu trong bụng mẹ gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.
Trường hợp niêm mạc tử cung dày:
Ngược lại với trường hợp trên, cấu tạo tử cung với niêm mạc dày sẽ gây hiện tượng rong kinh thậm chí vô kinh. Ngoài ra, nó còn gây một số chứng bệnh khác như buồng trứng đa nang, rối loạn phóng noãn – nguyên nhân chính dẫn đến việc hiếm muộn ở nữ giới.
Có thể thấy rằng, niêm mạc tử cung dày hay mỏng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thụ thai của các chị em. Để giảm thiểu tình trạng trên, lời khuyên từ các chuyên gia là chị em phụ nữ nên khám bác sĩ trước khi mang thai để đảm bảo cơ địa mình đủ khả năng mang thai và có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Bài viết liên quan
- 15-02-2014
- |
- 12:25 PM
- 15-07-2014
- |
- 1:03 PM
- 13-08-2014
- |
- 6:03 PM