Ảnh hưởng của béo phì đến thai kỳ (kỳ 1)
Béo phì trong thai kỳ được định nghĩa là sản phụ có chỉ số khối cơ thể (BMI) >30 kg/m2 trước khi mang thai. Những trường hợp mẹ bầu bị béo phì khi mang thai sẽ có nhiều biến chứng cho mẹ và con. Nguy cơ xuất hiện các biến chứng sẽ tăng theo trọng lượng của sản phụ.
Nguy cơ sẩy thai do béo phì
Ở những sản phụ bị béo phì, tỉ lệ sẩy thai cao. Một thống kê gồm 6 nghiên cứu được thực hiện năm 2011, trong nghiên cứu này có 28.538 phụ nữ tham gia (3.800 người béo phì [BMI >30 kg/m2], 3.792 người thừa cân [BMI >25-29 kg/m2] và 17.146 có trọng lượng bình thường [BMI <25 kg/m2]. So với người có trọng lượng bình thường, tỉ lệ sẩy thai tăng ở người béo phì (OR=1,31; 95% CI 1,18-1,46) và người thừa cân (OR=1,11; 95% CI 1,00-1,24). Một phân tích gộp bao gồm 12 nghiên cứu được thực hiện vào năm 2008 cho thấy những trường hợp có BMI >30 kg/m2 tăng tỉ lệ sẩy thai so với nhóm có BMI bình thường (OR=1,89; 95% CI 1,14-3,13) trong cả 2 nhóm có thai tự nhiên hoặc được hỗ trợ sinh sản.
Cần quan tâm chặt chẽ đến cân nặng khi mang thai
Vì sao lại bị béo phì thai kỳ?
Tình trạng béo phì có thể liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang hoặc liên quan đến tình trạng đề kháng insulin của cơ thể, những bệnh lý này thường làm cho nội mạc tử cung phát triển kém, vì vậy sẽ làm tăng tỉ lệ sẩy thai. Tỉ lệ sẩy thai ở những bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang cao hơn 20-40% trong dân số mang thai chung. Mối liên quan giữa việc dùng metformin trước khi mang thai và tỉ lệ sẩy thai chưa được thống nhất. Có 3 nghiên cứu cho thấy rằng những trường hợp sản phụ có hội chứng buồng trứng đa nang không dùng metformin thì tỉ lệ sẩy thai là 62-73%, tỉ lệ sẩy thai ở nhóm sản phụ có hội chứng buồng trứng đa nang có dùng metformin là 9-36%.
Tuy nhiên, trong một phân tích gộp bao gồm 17 nghiên cứu ở những sản phụ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có dùng metformin và có hoặc không dùng clomiphene citrate để kích thích rụng trứng thì không có ghi nhận mối liên quan giữa tiền căn dùng metformin và tỉ lệ sẩy thai. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của việc giảm cân đối với sự cải thiện tỉ lệ sẩy thai.
Khi mang thai nên chú ý ăn uống những loại thực phẩm tốt cho bà bầu
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng và vận động cũng là một yếu tố tích cực giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng tăng cân quá nhanh. Các bác sĩ khuyên rằng, mặc dù trong suốt thời gian mang thai, bạn cần rất nhiều năng lượng cho sự phát triển của bé, tuy nhiên bạn nên sử dụng và dung nạp các loại chất dinh dưỡng lành mạnh từ rau, củ, chất béo chưa bão hòa (dầu thực vật)…hạn chế các loại thức ăn chiên xào
Phòng tránh béo phì thai kỳ
Vì những lý do trên, sausinh.mangoads.vn thực sự mong muốn mỗi chị em phụ nữ cần có nhiều hơn nữa những phương pháp tầm soát béo phì thai kỳ bằng những cách sau:
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi mang thai
- Có chế độ ăn uống hợp lý trong suốt thai kỳ, quan niệm “ăn cho 2 người“ thực sự không còn phù hợp với điều kiện dinh dưỡng hiện nay ở nước ta.
- Tăng cường vận động thể thao, tập yoga dành cho bà bầu
- Kiểm soát thường xuyên cân nặng và tăng trưởng của cả mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ.
Xem thêm: Biểu đồ tăng cân cho bà bầu
Bài viết liên quan
- 10-04-2020
- |
- 3:07 PM
- 29-12-2018
- |
- 2:24 PM
- 03-06-2014
- |
- 11:45 AM