Béo phì và những ảnh hưởng đến thai kỳ (kỳ 2)
Béo phì giờ đây đã trở thành 1 căn bệnh khá thường gặp, ở các nước châu Âu tỷ lệ người mắc bệnh béo phì tăng nhanh hàng năm và tại Việt Nam, béo phì cũng dần trở nên dễ gặp hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên ở đây sausinh.mangoads.vn muốn đề cập đến những ảnh hưởng của căn bệnh này đến thai kỳ của người mẹ.
Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều phụ nữ mang thai tăng cân vượt chuẩn và em bé sinh dư cân. Sinh con to, có rất nhiều bố mẹ, gia đình vui mừng, nhưng sự thực là sinh con đủ chuẩn vẫn là tốt nhất. Vậy béo phì có thể gây ra những bênh gì ở phụ nữ mang thai?
Tăng cân khi mang thai – vấn đề cần được quan tâm
Béo phì làm tăng nguy cơ đái tháo đường trong thai kỳ và tiểu đường type 2
Ở những sản phụ béo phì, tỉ lệ tiểu đường trong thai kỳ tăng cao so với những trường hợp không béo phì (6-12% so với 2-4%). Tỉ lệ đái tháo đường trong thai kỳ tăng 0,92% khi BMI tăng 1 kg/m2. Tăng cân quá mức trong những tháng đầu của thai kỳ cũng có liên quan đến tình trạng rối loạn dung nạp đường và tiểu đường trong thai kỳ. Trong những trường hợp có nguy cơ cao bị đái tháo đường trong thai kỳ (béo phì, tiền căn tiểu đường trong thai kỳ, tiền căn sinh con to, xét nghiệm có đường trong nước tiểu, hội chứng buồng trứng đa nang) thì có thể cân nhắc để tầm soát lượng đường ở 3 tháng đầu thai kỳ. Trong đó, người mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ cũng là nguyên nhân dễ gây ra tình trạng trẻ bị đái tháo đường
Cao huyết áp trong thai kỳ do tình trạng thừa cân
Có nhiều báo cáo cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa béo phì và cao huyết áp thai kỳ. Một tổng quan hệ thống bao gồm 13 nghiên cứu đoàn hệ với 1,4 triệu người phụ nữ cho thấy rằng nguy cơ tiền sản giật tăng gấp đôi khi BMI tăng 5-7 kg/m2. Những nghiên cứu bệnh chứng cho thấy giảm cân sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bị tiền sản giật. Mối liên quan giữa béo phì và tiền sản giật chưa được hiểu rõ. Những giả thuyết gần đây cho rằng béo phì có liên quan đến nguy cơ bệnh tim mạch do có sự đề kháng insulin, tăng lipid máu…
Khi mang thai cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Sinh non (do chỉ định chấm dứt thai kỳ hoặc do chuyển dạ sinh tự nhiên)
Béo phì liên quan đến những bệnh lý nội khoa như: cao huyết áp trong thai kỳ, tiền sản giật, ĐTĐ trong thai kỳ. Một tổng quan hệ thống thực hiện vào năm 2010 chỉ ra rằng những trường hợp béo phì trong thai kỳ làm tăng nguy cơ chỉ định khởi phát chuyển dạ khi thai non tháng hơn so với những trường hợp có BMI bình thường (RR=1,30; 95% CI 1,23-1,37; 5 nghiên cứu) và nguy cơ này tăng tương ứng với tình trạng tăng cân của người mẹ. Tuy nhiên, tỉ lệ chuyển dạ sinh non tự nhiên không khác nhau giữa các nhóm.
Bà bầu béo phì có nguy cơ sinh non cao hơn
Một nghiên cứu tổng quát được thực hiện vào năm 2009, sau khi loại trừ các yếu tố nhiễu như: chủng tộc, tuổi, số con và tình trạng hút thuốc cho thấy rằng không có mối liên hệ giữa trọng lượng sản phụ trước khi mang thai với tình trạng chuyển dạ sinh non tự nhiên (thai <37 tuần) (OR=0,87; 95% CI 0,74-1,04; 3 nghiên cứu đoàn hệ trên 18.063 người phụ nữ). Tuy nhiên, một nghiên cứu đoàn hệ trong cộng đồng (thực hiện năm 2013) bao gồm 1,5 triệu sản phụ đơn thai cho thấy rằng thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ khởi phát chuyển dạ do chỉ định y khoa ở mọi tuổi thai và làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non khi tuổi thai 22-27 tuần.
Xem thêm: Cách chăm sóc em bé sinh non thiếu tháng
Bài viết liên quan
- 05-06-2020
- |
- 2:37 PM
- 10-04-2020
- |
- 3:07 PM