Cá mè cho mẹ huyết hư, thiếu sữa sau sinh
Trong Đông y, cá mè còn gọi là liên ngư, bạch cước liên, phường ngư. Bộ phận dùng làm thuốc là thịt, mỡ và mật cá. Cá mè vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ não tủy, nhuận phế, ích tỳ vị. Trong sách thuốc cổ có ghi: Thịt cá mà trắng có tác dụng khai vị, hạ khí, điều hòa ngũ tạng, chống hư huyết mạch, bổ gan, sáng mắt, dùng cho các trường hợp tỳ vị hư hàn, ăn kém, đau bụng, đầy bụng, da thô ráp, tróc da và da khô. Người cao tuổi dùng cá mè thường xuyên chống được đau đầu, giảm trí nhớ, ho đờm, hen suyễn.
Dùng cho người suy nhược, sốt, chán ăn: cá mè tươi 300g, khởi tử 30g. Cá mè làm sạch, bỏ đầu và xương, thái lát mỏng; nấu kỹ với khởi tử. Trước khi ăn có thể thêm giá đỗ xanh, gừng, rau mùi, rau cần, hành, muối, hồ tiêu; đun chín. Ăn trong ngày. Dùng cho các trường hợp huyết hư sau đẻ và thiếu sữa: cá mè 1 con, hạt mướp 30g, nghệ vàng 10g. Nấu ở dạng canh, mỗi ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp tỳ vị dương hư, hư hàn, ăn kém, chậm tiêu, đầy ợ hơi, sợ lạnh, ho suyễn, nôn ói: cá mè 1 con, gừng tươi 18 – 30g. Cá mè làm sạch; gừng tươi 1 củ, cạo vỏ, đập giập nhưng vẫn còn cả thân củ; thêm hồ tiêu, hành tươi, gia vị nấu thành canh cá. Ăn liên tục đợt 5 – 7 ngày. Dùng cho bệnh nhân phù nề, tiểu tiện ít: cá mè 1 con, đậu đỏ hạt 30g. Cá mè làm sạch, cho vào nồi hầm nhừ với đậu đỏ, thêm gia vị thích hợp. Ăn một đợt trong 5 – 7 ngày. Dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt (huyễn vững), mỏi tay chân: đầu cá mè 1 chiếc, thiên ma 15g. Cho đầu cá, thiên ma, thêm muối gia vị và nước với số lượng thích hợp, hầm nhừ. Ăn một đợt 5 – 7 ngày. Mỡ cá mè: có nhiều ở phần bụng cá, rán lấy mỡ, dùng chữa bỏng da độ nhẹ. Kiêng kỵ: Cá mè tính chất ôn nhiệt, ăn nhiều sinh nội nhiệt khát nước loét miệng; vì vậy các trường hợp dương thịnh, nội nhiệt táo bón, lở ngứa, mụn nhọt không nên ăn. Không nên ăn gỏi cá mè hoặc ăn cá chưa nấu chín do cá thường mang ấu trùng sán lá gan.
Bài viết liên quan
- 26-03-2014
- |
- 11:09 AM
- 03-05-2016
- |
- 4:49 PM
- 13-03-2019
- |
- 11:52 AM