Sinh mổ và thiếu máu sau khi sinh
Thiếu máu sau sinh mổ khiến cho sức đề kháng của người mẹ sụt giảm, vết thương dễ bị nhiễm trùng, lâu hồi phục sức khỏe, dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, viêm họng, ho, nhiễm trùng tiết niệu, suy nhượng cơ thể, huyết áp thấp, trầm cảm sau sinh, đây còn là nguyên nhân gây mất sữa và giảm chất lượng sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất của trẻ trong giai đoạn đầu đời.
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu sau sinh mổ , ví dụ như :
– Mất máu trong phẫu thuật: trung bình một sản phụ bị mất khoảng 500ml máu trong quá trình chuyển dạ, với những ca sinh mổ có vết thương lớn thì việc mất nhiều máu hơn là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, trong một số trường hợp nghiêm trọng gặp phải tai biến sản khoa gây chảy máu cấp tính, lúc này có thể cần truyền máu gấp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
– Thiếu sắt khi mang thai: Nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai tăng gấp ba lần so với bình thường, nếu không được bổ sung đầy đủ, kết hợp với tình trạng mất máu khi phẫu thuật sẽ khiến nguy cơ thiếu máu sau sinh mổ cao hơn.
– Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng: Giai đoạn sau sinh cơ thể cần được nghỉ ngơi và cung cấp nhiều dưỡng chất hơn để hồi phục sức khỏe cũng như cho con bú, nếu chế độ ăn uống kiêng khem quá mức, giờ giấc sinh hoạt không khoa học, tâm lý căng thẳng, thiếu ngủ thường xuyên thì người mẹ dễ bị thiếu máu.
Các triệu chứng của thiếu máu sau sinh :
– Cảm giác mệt mỏi rã rời, chân tay yếu đuối, thiếu năng lượng hoạt động.
– Da xanh xao, nhợt nhạt, bàn tay, bàn chân tay lạnh.
– Khó thở, tức ngực, nhịp tim nhanh.
– Đau đầu, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, choáng váng.
– Tóc khô gãy rụng, móng tay móng chân giòn, biến dạng.
– Giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh.
– Tâm trạng thất thường, dễ nổi cáu giận dữ.
Khi thấy cơ thể có các triệu chứng trên, mẹ nên đến bệnh viện để xét nghiệm máu toàn phần và Bác sỹ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Điều trị thiếu máu sau sinh mổ: Giải pháp an toàn, hiệu quả cho mẹ và bé
Việc điều trị thiếu máu sau sinh mổ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, chỉ định chính là bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic đường uống, với những trường hợp nặng có thể tiêm sắt tĩnh mạch hoặc truyền máu. Bên cạnh đó, để sớm khắc phục bệnh, phòng ngừa tái phát, các chuyên gia Nhà Thuốc Tử Kim Đường, Đài Loan đã nghiên cứu thành công các bài thuốc đông y bổ khí huyết sử dụng các thảo dược giúp bổ máu, hoạt huyết như hoàng tinh, táo đỏ, rong biển, phục linh, ngọc trúc , mộc nhĩ đen … Các hoạt chất sinh học trong các thảo dược này có khả năng kích thích tủy xương tăng sinh tạo máu, thúc đẩy tuần hoàn lưu thông máu đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, nhờ đó cải thiện chất lượng và thể tích máu, khắc phục hiệu quả các biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, chán ăn cho phụ nữ bị thiếu máu sau sinh. Hơn nữa giải pháp còn mang đến tính an toàn, nhất là trong giai đoạn đang cho con bú.
– Thực hiện chế độ ăn giàu chất sắt bao gồm thịt bò, thịt gia cầm, gan động vật, trứng, cá biển, đậu nành, bí đỏ, rau lá màu xanh đậm như rau ngót, bông cải xanh…
– Bổ sung sắt cùng với thực phẩm giàu vitamin C nhằm tăng khả năng hấp thu sắt như cam, chanh, kiwi, dứa, xoài, bắp cải, ớt chuông… hay uống một cốc nước cam trước hoặc sau ăn.
– Hạn chế thực phẩm giàu canxi, tanin (chè xanh, trà, cà phê…), gluten (mì ống, lúa mì, lúa mạch…), oxalat (socola, lạc, sò, động vật thân mềm…) hoặc đồ uống có cồn trước và sau bữa ăn bởi những chất này làm giảm hấp thu chất sắt.
– Uống nhiều nước tối thiểu 2 lít/ngày để duy trì thể tích máu tuần hoàn. Có thể pha chung với 1 gói nước táo đỏ Hoàng Gia
– Ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày, nhờ người thân giúp đỡ việc chăm sóc em bé để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
Thiếu máu sau sinh mổ hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị được một cách hiệu quả. Do vậy, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bệnh, cần sớm tới bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân và con nhỏ.
Bài viết liên quan
- 24-03-2020
- |
- 3:52 PM
- 25-09-2017
- |
- 11:44 AM
- 08-12-2013
- |
- 12:05 PM