Phù nề khi mang thai, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Nếu đột ngột bị phù ở tay và mặt thì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật và các mẹ ngay lập tức phải đi thăm khám bác sỹ.
- Nguyên nhân gây phù nề
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể sản xuất thêm 50% lượng máu và chất lỏng bổ sung để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi.và làm mềm cơ thể để cho phép cơ thể của mẹ có thể nở ra khi em bé lớn lên. Chất lỏng bổ sung này cũng giúp khớp xương chậu và các mô tế bào giãn ra khi em bé chào đời, nó chiếm khoảng 25% trọng lượng tăng thêm trong thời gian mang thai. Nhưng chất lỏng gia tăng trong cơ thể lại là nguyên nhân gây phù nề cho mẹ bầu.
Phù nề có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu, nhưng nó thường phổ biến ở tháng thứ 5 và tăng lên vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Các nguyên nhân phổ biến gây phù nề :
- Đứng lâu.
- Chế độ ăn ít kali (Kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể. Do khối lượng máu tăng thêm 50% khi mang thai nên cơ thể cũng cần tăng chất điện giải, giữ cân bằng các hóa chất trong hàm lượng chất lỏng tăng thêm).
- Uống nhiều coffee có caffein.
- Ăn mặn.
- Làm việc vất vả.
Mặc dù phù nhẹ là dấu hiệu hết sức bình thường khi mang thai, tuy nhiên nếu bị phù đột ngột ở tay và mặt thì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu bị phù đột ngột.
- Những gợi ý giảm, tránh phù nề
Mẹ bầu có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để nhận biết mình có thể bị thiếu kali: do nôn (hoặc tiêu chảy) mạn tính, cơ thể mệt mỏi, hay bị chuột rút, táo bón và nhịp tim bất thường. Đây là các triệu chứng để tham khảo, tốt nhất là phải đi thăm khám bác sĩ để được xác định kịp thời.
Nếu bị phù nề do thiếu kali thì hãy nhanh chóng bổ sung kali vào thực đơn hàng ngày:
- Một số món ăn giàu kali mẹ bầu có thể ăn như: hoa quả, rau xanh, thịt gà, thịt đỏ, cá, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt đều cung cấp kali cho bà bầu.
- Một số thực phẩm chứa lượng kali cao như: 1 của khoai lang nướng cả vỏ chứa 844mg kali; 200g sữa chua chứa 579mg kali; nửa bát soup cà chua chứa 549mg kali; 1 quả chuối chứa 422mg kali.
- Kali còn có nhiều trong rau chân vịt, quả mơ khô, nước cam, dưa hấu…
Các phương pháp giúp tránh phù nề khi mang thai:
- Uống đủ nước khi mang bầu giúp các hệ tiêu hoá, tiết niệu… hoạt động tốt; đồng thời, phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù.
- Ăn nhạt.
- Tránh mặc quần áo chật, tránh đi tất, giầy chật, đặc biệt là những đôi giày, tất thít chặt lấy cổ chân vì nó càng làm cho hiện tượng phù nề gia tăng.
- Mẹ bầu nên năng vận động, tập thể dục thể thao trong thai kỳ vì điều này sẽ giúp giảm và tránh phù nề. Một số hoạt động được coi là an toàn cho thai phụ như đi bộ, bơi lội … Những động tác giãn cơ hay tập yoga cũng có tác dụng chống lại phù nề một cách hiệu quả.
- Ngoài ra, để không bị phù chân, mẹ bầu nên để chân được nghỉ ngơi ngay khi có thể và tránh đứng trong một thời gian dài. Khi ngồi, cần chắc chắn là cả cơ thể và bụng bầu ở tư thế thoải mái, ngay ngắn. Có thể kê chân lên gối hoặc một cái bục.
- Mỗi tối hãy ngâm chân với nước nóng và có thể cho thêm “Bột dừa ngâm chân Tanamera” để cho đôi chân thêm mượt mà và khử mùi hôi
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu sưng phù không giảm qua vài đêm hoặc sau một vài tiếng thấy phù nặng đến tay, mặt hoặc các bộ phận khác của cơ thể, hãy đi gặp bác sĩ và nói về tình trạng của bạn. Đôi khi, phù có thể tăng do nhiệt nhưng một cuộc kiểm tra sức khỏe sẽ giúp bạn yên tâm hơn.
Bài viết liên quan
- 16-07-2017
- |
- 5:09 PM
- 21-07-2014
- |
- 3:45 PM
- 06-07-2020
- |
- 4:07 PM