Uncategorized

Những gì đang diễn ra với em bé 26 tuần tuổi ?

 

Thời gian trôi qua thật nhanh, từ một bé sơ sinh giờ đây bé yêu của bạn đã được 26 tuần tuổi. Khi bạn mang bé về từ bệnh viện, bé vẫn chưa ngẩng đầu được, nhưng bây giờ với em bé 26 tuần tuổi, bé đã có thể tự ngồi.

Bạn có thể giúp em bé 26 tuần tuổi tập ngồi bằng cách:

Các em bé 26 tuần tuổi phát triển bình thường luôn có những tiến bộ về mặt thể chất và trí não. Trong tuần này, mẹ bé sẽ khám phá ra nhu cầu và khả năng mới của vùng lưng, cột sống của bé bởi kỹ năng vặn mình khi bé nằm; thậm chí bé bắt đầu thích ngồi. Mẹ hãy chủ động kích thích bé tập ngồi nhiều hơn nhé

  • Để bé ngồi trên thảm, bao quanh bởi gối, giữ bé ổn định và thả tay bạn khỏi bé trong vài giây. Bạn hãy quan sát xem bé tự ngồi như thế nào
  • Bạn có thể đặt một số đồ chơi yêu thích của bé trước mặt để bé có vật gì đó để tập trung
  • Khi bé đã biết cách ngồi với sự giúp đỡ của bạn, bé sẽ học cách cân bằng bản thân mình bằng cách đặt tay trên sàn trước mặt bé
  • Sau một vài tuần, bé có thể ngồi thẳng mà không cần sự giúp đỡ của bạn.
  • Khi tắm cho bé, thay vì cho bé nằm ngửa trên tay hoặc giá đỡ, mẹ bé hãy cho bé ngồi thật sát vào thành chậu, để bé có thể dựa một phần cơ thể vào thành chậu nhé.

Cạnh tranh giữa anh chị em:

Bạn mong muốn các con hòa đồng. Tuy nhiên, các bé lớn có thể cảm thấy ghen tị với em bé vì chúng phải chia sẻ tình cảm từ cha mẹ. Mẹ bé hãy dạy bé lớn cách yêu thương em bé nhiều hơn bằng những cách sau đây:

  • Hãy dành nhiều thời gian riêng cho bé lớn, như vậy bé sẽ không cảm thấy bé lớn tranh lấy bố mẹ.
  • Duy trì một số thói quen trước đó dành cho bé lớn mà bé yêu thích như: Massage cho bé sau mỗi lần tắm, kể chuyện cho bé nghe trước khi đi ngủ…
  • Hãy mua cho bé lớn một số đồ chơi đặc biệt mà chỉ bé mới được chơi. Như thế bé sẽ cảm thấy đặc biệt.

bé 26 tuần tuổi

Những điều bạn nên biết khi chăm sóc em bé 26 tuần tuổi:

  • Mua món đồ chơi mới cho bé là cách hay để các giác quan của bé hoạt động. Các em bé 26 tuần tuổi đã biết chạm vào đồ chơi một cách chủ động, lắng nghe, ngửi, liếm món đồ chơi đó
  • Nếu bé của bạn tránh không chạm mắt với bạn, bé có thể cần giấc ngủ ngắn. Một số bé khác sẽ nhìn chằm chằm vào một điểm khi mệt mỏi
  • Nếu bạn cần gửi bé đến nhà trẻ, bạn nên chú ý tới tỷ lệ bé và giáo viên phải từ 3:1 đến 6:1
  • Bạn nên bôi kem chống nắng loại nhẹ cho bé. Ngoài ra, bé cần mũ rộng vành và áo quần tay dài. Bạn cần chú ý vì làn da bé rất non và không nên tiếp xúc quá lâu với ánh nắng
  • Khi bé có thể tự ngồi, bạn nên chuyển bé sang bồn tắm lớn hơn.
  • Không bao giờ để bé một mình trong bồn tắm, cho dù mực nước thấp
  • Trẻ quan sát rất kĩ. Bé sẽ liên kết những gì bạn nói.

Bài viết liên quan

SHOPPING