Tại sao không nên dùng mỹ phẩm có Sodium Lauryl Sulfate
Mỹ phẩm chứa các chất hóa học gây hại cho sức khỏe là một vấn đề đang rất nghiêm trọng ở các nước phát triển, tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề này vẫn chưa được dư luận và người tiêu dùng quan tâm đúng mức. Hãy tìm hiểu ngay hôm nay trước khi quá trễ để quan tâm đến sức khỏe của chính bạn và gia đình mình nhé!
Hiện nay, trên rất nhiều trang mạng đều đưa thông tin về tác hại của chất Sodium Lauryl Sulfate (SLS) có trong ngành hóa, mỹ phẩm. Vậy thì, liệu đây có phải là một chất gây ung thư; hoặc gây rối loạn nội tiết và kích ứng da như những tin đồn trên?
SLS được biết đến dưới các dạng: Sodium Laureth Sulfate, Sodium Lauryl Sulfate, Sodium Lauryl Ether Sulfate, Anhydrous Sodium Lauryl Sulfate, Irium, SLS, SLES, MSDS, ALES, ALS…
Nguồn internet
Nó là loại chất tẩy rửa và hoạt chất bề mặt, tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm (bao gồm cả dầu gội đầu, kem đánh răng, xà bông tắm…) vì giá thành rẻ.
Ngoài ra, nó có thể gây đục thuỷ tinh thể và các vấn đề khác về mắt.
Nếu bạn cảm thấy da khô mỗi khi rửa mặt, da đầu ngứa ngáy và đau mắt sau khi gội đầu, hoặc răng lợi lở loét sau khi đánh răng, thì SLS chính là thủ phạm. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra hệ lụy từ việc sử dụng sản phẩm có chứa SLS ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng đến da và mắt chúng ta.
SLS có thể gây ra các tác dụng phụ khi ta tiếp xúc lâu dài với chúng như làm tổn thương mắt, trầm cảm và tiêu chảy… nguy hiểm hơn có thế gây đục thủy tinh thể. Không chỉ vậy, SLS rất dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua da của bạn, chúng có thể di chuyển đến não và phổi thông qua dòng máu, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nguồn internet
Dưới đây là 10 lý do bạn không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa SLS
- SLS là một chất gây kích ứng da rất phổ biến. Khi các công ty hóa mỹ phẩm cần kiểm tra đặc tính chữa bệnh của sản phẩm, họ cần gây kích ứng da trước. Vì thế, nếu bạn có gàu, bị viêm da, lở loét hoặc bị các loại kích thích da khác, nguyên nhân có thể là SLS
- SLS gây ô nhiễm nước ngầm. Nó có thể gây độc cho cá và động vật thủy sinh khác, và có khả năng tích lũy sinh học trong cơ thể động vật. SLS cũng không được phép được phát hiện trong những bộ lọc nước của thành phố, nơi dẫn nước sinh hoạt vào cho người dân.
- SLS còn là loại thuốc trừ sâu và diệt cỏ. Các nhà sản xuất SLS đã kiến nghị để SLS được liệt kê là một lọai thuốc diệt cỏ cho nông nghiệp hữu cơ. Thậm chí, đề xuất này đã bị từ chối do có thể gây ô nhiễm cho môi trường.
- SLS phát ra khí độc hại khi bị đun nóng.
- SLS có tính chất ăn mòn, bao gồm bào mòn các chất béo và proteins trong da và cơ. SLS được khuyên chỉ sử dụng để tẩy nhờn động cơ, xà phòng rửa xe.
- SLS có thể thẩm thấu dài hạn trong mô, cơ như: mắt, não, tim và cơ thể khó giải phóng nó ra ngoài.
- Đây là một chất gây kích thích mắt. SLS đã được chứng minh có thể đục thủy tinh thể ở người lớn và ức chế sự hình thành mắt ở trẻ nhỏ.
- Các chất dung môi độc hại như nitrat gây ung thư chính là thành phần được sử dụng trong việc sản xuất SLS.
- Quy trình sản xuất SLS gây ô nhiễm và phát ra các hợp chất hữu cơ gây ung thư, các hợp chất lưu huỳnh và bụi không khí.
- SLS giúp các hóa chất khác dễ xâm nhập vào cơ thể vì đây là chất tăng cường thâm nhập. Các phân tử của SLS rất nhỏ, chúng có thể vượt qua màng tế bào da một cách dễ dàng. Một khi các tế bào bị ảnh hưởng, chúng sẽ dễ tổn thương trước các hóa chất khác.
Liệu SLS có gây ung thư?: SLS riêng lẻ không phải là chất gây ung thư. Tuy nhiên, khi được trộn với Triethanolamine (TEA), nitrosames, hoặc một số hợp chất gây ung thư, nó sẽ có chứa các mức rất thấp của các chất gây ung thư như 1,4 – dioxane. 1,4-dioxin. Nguyên nhân là do chúng bị nhiễm nitrosamines, đây là chất gây ung thư. Nó đe dọa nghêm trọng đến sức khỏe con người.
Nguồn internet
SLS thường được tìm thấy trong các sản phẩm nào? Thực tế, nếu bạn nhìn vào danh sách các sản phẩm có chứa SLS, bạn sẽ phải giật nảy mình vì hầu như các sản phẩm này bạn đều sử dụng hàng ngày với mật độ rất thường xuyên.
Bao gồm các sản phẩm: Xà phòng; Dầu gội đầu; Kem đánh răng; Xà bông rửa chén; Bột giặt; Dầu gội đầu/ Dầu tắm cho em bé; Chất tẩy vết bẩn; Keo vải; Sữa tắm; Kem cạo râu; Mascara; Nước súc miệng; Sữa rửa mặt; Kem dưỡng da; Kem chống nắng…
Trên thực tế, SLS có hơn 150 tên gọi khác nhau. Các sản phẩm không có SLS sẽ được ghi rõ trên bao bì. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn nên đọc kĩ thành phần sản phẩm. Ngoài ra, với mỹ phẩm, bạn nên kiểm tra độ độc hại trên website EWG.
Hãy sử dụng sản phẩm tự thiên nhiên. Bởi vì, mỹ phẩm làm đẹp nào càng chứa ít thành phần hoá chất thì sản phẩm đó càng an toàn cho hệ miễn dịch.
Bài viết liên quan
- 15-12-2016
- |
- 7:21 PM
- 16-05-2015
- |
- 11:35 AM
- 01-11-2016
- |
- 10:20 AM