Đang mang thai

CÁC MỐC KHÁM THAI QUAN TRỌNG

?? CÁC MỐC KHÁM THAI QUAN TRỌNG:
1. Thử que 2 vạch (chậm kinh7-10 ngày là chính xác nhất). Đi siêu âm kiểm tra xem thai vào buồng tử cung hay chưa , loại bỏ chửa ngoài tử cung
2. Tuần > 6: siêu âm tim thai, mốc này sau 2 tuần là kiểm tra tim thai 1 lần
3. Tuần 12: đo độ mờ da gáy (biết đc các dị tật bẩm sinh) và làm doupletest sàng lọc dị tật
Tuần 16 : kiểm tra mặt mũi chân tay xem có bất thường hay không và làm Tripletest.
4. Tuần 22: siêu âm 4d, hình thái học kiểm tra dị tật tim bẩm sinh ( mốc này rất quan trọng ).
5. Tuần 26: tiêm phòng uốn ván mũi 1
6. Tuần 28: xét nghiệm tiểu đường thai kỳ (lấy máu 3 lần) Tiêm uốn ván mũi 2
7. Tuần 32: xem ngôi thai rau ối, sau đó 2 tuần kiểm tra 1 lần
Từ tuần 36 _38 đi siêu âm 1 tuần 1 lần.
Từ tuần 38-40 siêu âm tuần 5-7 ngày để kiểm tra tim thai, lượng nước ối.
* Trong thời kỳ mang thai thấy các dấu hiệu đau bụng, ra huyết cần đi khám ngay. Hoặc nếu đi tiểu buốt cũng cần đi khám vì có thể bị viêm đường tiết niệu vô cùng nguy hiểm.
– Khi thấy đột ngột hết nghén, đầu ti thâm bỗng hồng hào trở lại thì đi khám

* NHỮNG THỨ NÊN ĂN, UỐNG:
1. Mỗi ngày một lý nước cam (tăng sức đề kháng).
2. Mỗi ngày một hộp sữa chua (kháng viêm, tăng lợi khuẩn cho vùng kín, hạn chế đc viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai).
3. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (tốt nhất nên uống nước ấm).
4. Bổ sung đầy đủ sắt, canxi theo chỉ dẫn của bs.
5. Các loại quả nên ăn: bưởi, bơ, chuối, táo đỏ, vú sữa, đu đủ chín, ổi, hồng xiêm (giảm đc viêm đường tiết niệu), lựu, sung.
6. Rau củ quả : cà rốt, khoái lang, bắp, rau lang (nhiều sữa, dễ sinh), xúp lơ xanh, rau họ nhà cải, nấm, rau muống, bầu….
7. Thịt bò, cá lóc, cá chép (an thai), cá hồi (giàu omega 3_ con thông minh), trứng gà, tim heo, hải sản (tôm, cua, ghẹ_ ăn vào 3 tháng giữa là tốt nhất)
8. Không uống đc sữa bầu thì uống sữa tươi không đường
9.Các loại hạt : hạnh nhân, óc chó, các loại đậu.

* NHỮNG LƯU Ý KHÁC:
– Hạn chế qhtd 3 tháng đầu và cuối, 3 tháng giữa chọn tư thế thoải mái, tránh đè lên bụng, qh nhẹ nhàng.
– Siêng đi bộ cho xương chậu nở, dễ sinh nhưng cần đi lại nhẹ nhàng, 30′ mỗi ngày là đủ.
– Nằm nghiêng phía bên trái_ tư thế tốt nhất cho mẹ và bé (kê thêm ghế ở bụng, sau lưng, một cái kẹp giữa hai chân cho đỡ mỏi), tránh nằm ngửa vì thiếu oxy đến bé.
– Nên mua quần lót k có đường may (đổi hết sang màu trắng để dễ kiểm tra khí hư_ bầu hệ miễn dịch giảm dễ viêm nhiễm; quần màu trắng dễ nhìn thấy máu hoặc nước ối bị rỉ, thường xuyên kiểm tra đũng quần lót để kiểm tra bất thường) áo ngực bra, hoặc áo k gọng giúp thoải mái, dễ thở.

– Ăn dứa, chè mè đen, rau lang vào những tuần cuối của thai kỳ giúp dễ sinh (dứa tuần 39 hãy ăn).

– Nếu bị chuột rút, tê chân nấu nước nóng bỏ muối và gừng đập dập để ngâm, xoa bóp chân.
– Cảm cúm (nấu cháo tía tô, uống trà gừng_ hạn chế vì nóng, ăn tỏi), không xông hơ, cảm sốt 2-3 ngày không bớt nên đi khám bs.
– Không tự tiện uống bất kỳ loại thuốc nào.
– Không vê đầu ti, xoa bụng: kích thích co bóp tử cung gây sinh non.
– Giữ lại tất cả phiếu siêu âm để bs tiện theo dõi và giữ lại làm kỉ niệm.
– Theo dõi cử động thai vào những h cố định, bé ít đạp hay đạp nhiều hơn bt thì nên đi kiểm tra.
– Xem các clip hướng dẫn cách rặn đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh để khỏi bỡ ngỡ.

Bài viết liên quan

SHOPPING