Bữa ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng cho bé
Với những dạng thức ăn dặm đơn giản đầu tiên như bánh ăn dặm, bột ăn liền, trái cây chín, khoai tây tán nhuyễn trộn sữa, … bữa ăn dặm của bé sẽ từ từ tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng để thay thế dần dần lượng sữa trong cữ ăn đó. Vậy nên cho bé ăn dặm như thế nào để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của bé?
Bữa ăn dặm của bé theo từng tháng tuổi
- Bé từ 6-7 tháng: Là giai đoạn tập ăn của trẻ nên lúc đầu chỉ cần ăn 1 bữa/ ngày, mỗi bữa ăn chỉ vài muỗng (từ ít đến nhiều) và cho bú thêm cho đủ no ngay sau khi ăn. Đến khoảng 7 tháng có thể tăng lên 2 bữa mỗi ngày khi lượng ăn mỗi bữa được khoảng nửa chén. Bên cạnh những bữa ăn dặm, các cữ sữa khác vẫn duy trì đủ theo yêu cầu của bé.
BS CK1 Đào Thị Yến Thủy Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc
- Từ 8-9 tháng: Ăn bột, cháo sệt 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng 1/2-2/3 chén với đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa. Bên cạnh đó, bé vẫn bú sữa nhiều lần, bú đêm cho đủ nhu cầu tăng trưởng.
- Từ 10-12 tháng: Bé ăn bột, cháo 3 bữa mỗi ngày với khoảng 2/3-1 chén mỗi bữa. Ăn thêm trái cây tươi và các loại thức ăn mềm như phomai, bánh flan, rau câu, đậu hũ đường, … và sữa vẫn không thể thiếu trong khẩu phần hàng ngày của bé.
- Từ 13-24 tháng : Bé ăn bột, cháo 3-4 bữa mỗi ngày với số lượng khoảng 1 chén đầy mỗi bữa ăn. Có thể tập ăn các món nước khác như bún, phở, nui, hủ tíu, miến, bánh canh, hoành thánh… để đổi món cho bé. Đến lúc này có thể đa dạng hóa các loại sữa bột, sữa tươi, sữa chua,… để bé không ngán và nên cố gắng cho uống khoảng 600ml sữa trở lên mỗi ngày. Trái cây tươi 1-2 lần mỗi ngày sẽ cung cấp đủ sinh tố cho bé.
Đa dạng thành phần dinh dưỡng cũng giúp bé đổi bữa và ngon miệng hơn
Bốn nhóm dinh dưỡng chính trong bữa ăn dặm của bé
- Chất bột đường: bao gồm bánh ăn dặm, bột, cháo, cơm, bún, mì, nui, phở… .
- Chất béo: là dầu ăn, mỡ động vật, bơ…
- Chất đạm: là thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu hũ…
- Rau, củ, bí bầu và trái cây…
Tùy theo từng giai đoạn phát triển của bé mà mẹ bé sắp xếp bữa ăn với số lượng và thành phần dinh dưỡng khác nhau. Khi cho ăn, mỗi chén bột, cháo của bé trên 8 tháng tuổi phải có đủ cả 4 nhóm thực phẩm mới đảm bảo đủ chất. Không tính giai đoạn đầu ăn dặm chỉ với 1 loại thực phẩm, dần dần bé được tập quen với các thực phẩm khác cho được 2 nhóm rồi 3-4 nhóm thực phẩm, lúc đầu cho ăn ít rồi sau đó tăng dần lên cho đủ lượng như sau
Với 1 chén bột hay cháo đầy (chén 200ml) thì cần có thêm (đong bằng muỗng canh – loại muỗng to 7,5ml hay dùng để ăn phở):
- 2 muỗng lúp chất đạm băm nhuyễn
- 2 muỗng chất rau , củ … băm nhuyễn, tán nhuyễn
- 1-2 muỗng dầu ăn.
Như vậy với bé 8 tháng ăn nửa chén bột thì có thêm 1 muỗng canh chất đạm, 1 muỗng canh rau và 1 muỗng canh dầu, bé 9-10 tháng ăn 2/3 chén cháo thì có hơn 1 muỗng thịt, hơn 1 muỗng rau và 1 muỗng dầu, bé trên 10 tháng ăn 1 chén đầy thì có 2 muỗng thịt, 2 muỗng rau và 2 muỗng dầu.
Bánh ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi Apple Monkey
Giới thiệu thực đơn của bé:
Thực đơn cho bé 7-9 tháng :
- 7giờ: Bú mẹ.
- 9giờ: Bánh ăn dặm vị bí đỏ Apple Monkey, có thể tán nhỏ với đậu hũ trắng, bí đỏ nấu mềm tán nhuyễn và dầu ăn
- 12giờ: Bú mẹ.
- 14giờ: Bú mẹ.
- 16giờ: Bột ăn dặm với thịt heo băm nhuyễn, rau mồng tơi, dầu ăn.
- 19giờ đến hết đêm: Bú mẹ theo nhu cầu của bé.
Bé 10-12 tháng:
- 7g00: Bột cá có nấu thêm ít tôm lột vỏ băm nhuyễn, lá rau muống băm nhuyễn, dầu ăn.
- 9g30: Bú mẹ.
- 11giờ: Cháo nấu với thịt bò băm nhuyễn, vài miếng bí xanh nấu chín tán nhuyễn với dầu ăn.
- 14giờ 30: Bú mẹ
- 17giờ: Bánh ăn dặm vị rau bina có thể nấu với trứng gà, cà chua , dầu ăn
- 19giờ … Bú mẹ theo nhu cầu của bé, bú đêm.
Bé 13-24 tháng:
- 6g30: Một chén nui sao nấu thịt heo băm nhuyễn, nhớ lấy thêm ít nước béo và giá trụng xắt nhỏ.
- 9giờ: Bú mẹ hay 180-210 ml sữa bột.
- 11giờ 30: Cháo nấu với cá lóc, rau ngót băm nhuyễn với dầu ăn (nêm muối iốt).
- 14giờ 30: Bú mẹ hay 180-210 ml sữa bột.
- 17giờ : Bánh ăn dặm cho bé có độ giòn phù hợp, có thể thêm đậu phộng hầm mềm tán nhuyễn với bí đỏ, dầu ăn (nêm đường)
- 20giờ … Bú mẹ hay 180-210 ml sữa bột (theo nhu cầu của bé), bú đêm.
Điều quan trọng là bé phải được cho ăn cả phần cái (phần xác) của thực phẩm thì mới nhận được đủ các chất dinh dưỡng, còn nước hầm xương, nước luộc thịt, nước rau… thì hầu như không có chất bổ gì. Mẹ hãy thay đổi món thường xuyên cho bé trong từng bữa ăn dặm của bé, khi bé được ăn đa dạng thực phẩm sẽ không bị ngán và không sợ thiếu chất dinh dưỡng. Bé càng lớn càng có khẩu vị đa dạng hơn, vì vậy ngoài việc chú ý cho ăn đủ chất, đủ lượng, bạn còn phải thay đổi cách chế biến thức ăn, đổi món đa dạng thực phẩm để bé không bị biếng ăn và có được sự phát triển toàn diện nhất./.
Bài viết liên quan
- 03-07-2017
- |
- 12:17 PM
- 19-04-2019
- |
- 11:35 AM
- 20-03-2019
- |
- 11:11 PM