Bé sơ sinh

Bé cần được ăn dặm đúng cách để phát triển khoẻ mạnh thông minh

Ăn dặm có nghĩa là thức ăn đặc thêm vào để giúp Bé cai sữa từ từ.  Sữa mẹ lúc này không còn đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển và tăng trưởng của bé.  .  Giai đoạn ăn dặm rất quan trọng với con trẻ, vì chúng bắt đầu làm quen với mùi vị của thức ăn. Dưới đây là một số nguyên tắc mẹ nên biết để có thể cho con tập ăn dặm đúng cách :

Bé sẽ có thời gian tập ăn dặm, lúc này sữa mẹ vẫn là chính. Thức ăn dặm là phụ, bé cần được cho ăn dặm từ từ đúng theo nhu cầu phát triển

  • giai đoạn 5-6 ăn dặm 10 % ti mẹ 90 %,
  • giai đoạn 7-8 ăn dặm 30 % ti mẹ 70 %
  • giai đoạn 9-11 ăn dặm 60-70 % ti mẹ từ 40-30 %,

Mẹ nên lưu ý không cho trẻ ăn quá nhiều ngay từ lúc bé mới tập ăn dặm thì bụng bé sẽ no ( nhất là các trẻ ăn dặm kiểu truyền thống là bột, bột khó tiêu và làm đầy bụng trẻ tạo cảm giác no lâu ) và bé ko ti mẹ được nữa trong khi dinh dưỡng chính bé cần vẫn từ sữa mẹ, dinh dưỡng không hợp lý bé bị suy dinh dưỡng và không phát triển thể chất đầy đủ, không phải như quan niệm cũ cho ăn dặm càng nhiều càng tốt.


 
Thời điểm bắt đầu cho Bé ăn dặm

Thời gian nào để bắt đầu cho Bé ăn dặm , mẹ không nên cho Bé ăn dặm quá sớm và cũng không quá muộn . Việc mẹ cho bé ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi) là không hợp lý bởi giai đoạn này cơ thể bé chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột từ đó gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Còn nếu mẹ cho bé ăn dặm quá muộn (sau 6 tháng tuổi) thì bé dễ rơi vào tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân, chậm tăng trưởng. Bởi trong giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng cao nhằm đáp ứng cho sự phát triển,  bé rất dễ bị thiếu dinh dưỡng nếu không được bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Thời điểm thích hợp để cho Bé bắt đầu ăn dặm là từ 4 – 6 tháng, tuỳ thuộc vào sự phát triển khác nhau ở từng bé. Mẹ nên dựa vào từng thể chất của trẻ để lựa chọn thời điểm ăn dặm hợp lý cho bé nhé.

Ăn từ từ từng ít một

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ không nên cho bé ăn nhiều mà nên áp dụng theo nguyên tắc ăn dần dần, từng ít một, từ thức ăn mềm, nhão đến đặc và cứng dần. Không nên cho bé ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ, nhưng khi trẻ đã quen dần với việc ăn dặm thì mẹ nên tăng số lượng thức ăn cho bé, thức ăn cũng thay đổi dần về độ cứng, mềm để trẻ làm quen dần với việc tập nhai.

Thức ăn của trẻ cần phù hợp với từng giai đoạn

Tùy từng giai đoạn phát triển của trẻ mà mẹ nên thay đổi thức ăn cho bé. Mẹ nên lưu ý đến các giai đoạn sau đây:

Giai đoạn ăn bột:

Bắt đầu từ 4- 6 tháng tuổi trở đi , mẹ đã có thể cho bé nhấm nháp một chút bột được rồi. Trong giai đoạn này, có thể mua bột dinh dưỡng đóng hộp của các hãng có uy tín, vì loại bột này có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Ngoài ra mẹ có thể tự nấu bột cho bé nhưng cần chú ý đến nguyên liệu và cách chế biến để vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa đảm bảo vệ sinh cho bé.

Giai đoạn ăn cháo:

Khi bé được 9 – 10 tháng (có bé sớm hơn từ khoảng 8 tháng tuổi), lượng thức ăn của bé tăng dần, bé cũng đã quen với việc ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn cháo. Mẹ lưu ý khi nấu cháo cho bé không nên chỉ hầm xương lấy nước, vì nước ngọt của xương hoàn toàn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, mà bé cần ăn cả xác thịt, cá, rau củ. Nên hầm riêng một nồi cháo nhừ để trong tủ lạnh và cho bé ăn dần. Mỗi bữa ăn của bé, bạn múc cháo ra và cho thịt, cá, rau củ vào nấu chín từng bữa, thêm dầu ăn cho bé ăn. Khi nấu cho bé, bạn nên nêm thật nhạt. Nếu không có mắm muối mà bé vẫn ăn ngon thì càng tốt.

Lúc đầu dùng rây thưa tán cháo. Sau đó, chỉ cần băm nhuyễn thịt, cá và rau củ là được. Bạn nên tập dần cho bé quen từ thức ăn nhuyễn đến hạt lợn cợn và cuối cùng là cho ăn cơm.

Giai đoạn ăn cơm:

Khi có đủ răng (20 cái), bé mới có thể nhai cơm thật kỹ. Bạn nên nấu cơm mềm và dằm nát cho trẻ ăn. Tập cho trẻ ăn các loại rau, củ bằng cách nấu canh rau đay, canh mồng tơi, canh bí đỏ, canh súp (nấu với cà-rốt, khoai tây, súp-lơ, su hào). Nên cắt ngắn rau cho bé dễ nhai để bé không bị hóc cọng rau.

Ăn dặm thực sự là bước khởi đầu quan trọng trong tiến trình ăn uống của bé. Vậy nên để bé phát triển tốt, để việc ăn uống sau này của bé sau này diễn ra thuận lợi hơn, mẹ nên chú ý đến việc ăn dặm của bé nhé.

Bài viết liên quan

SHOPPING