Những điều cần biết về chấn thương vùng hông và việc sinh đẻ
Chấn thương vùng hông là một biến chứng ít được thảo luận trong sinh đẻ. Bạn hãy tìm hiểu về những chứng thương này và cách khắc phục
Rách vùng âm đạo thường được thảo luận như là biến chứng sau sinh nhưng rách vùng hông? Bạn không nghe nhiều về vùng hông. Theo Bác sĩ Benjamin Domb, giám đốc y khoa viện hông mỹ, chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình tại bệnh viện Adventist Hinsdale, ngày càng có nhiều phụ nữ bị rách vùng gờ xương chậu khi sinh nở.
Điều này xảy ra như thế nào?
Trong lúc sinh nở, người phụ nữ thường phải kéo đầu gối hoặc có người khác kéo đầu gối của họ. Khi bị kéo nhiều hoặc quá mạnh, cơ sẽ bị kéo căng và dẫn đến rách. Theo BS. Domb, “ Các thành viên trong gia đình hoắc nhân viên y tế có thể giúp đỡ người mẹ bằng cách kéo chân về phía ngực. Điều này vô tình gây tổn thương hông. Tệ hơn, điều này có thể xảy ra không có sự kiểm soát của người mẹ do sử dụng thuốc giảm đau”.
Phụ nữ thường dễ gặp chấn thương vùng hông trong khi sinh vì một số lí do sau. Thứ nhất, trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố progesterone tăng mạnh dẫn đến dây chằng , sụn tăng tính đàn hồi, có thể kéo giãn nhiều hơn bình thường nhưng cũng khiến chúng dễ bị tổn thương. Ngoài ra, sự căng của khớp hông trong lúc sinh nở cũng dẫn đến chấn thương và rách vùng hông.
Vì bác sĩ sản khoa thường không quen thuộc với loại chấn thương này nên có thể chẩn đoán sai như đau thần kinh, bong gân, thoát vị…
Cách nhận biết chấn thương vùng hông
Theo BS Domb “Chấn thương vùng hông có thể gây đau dai dẳng vùng háng, trong hoặc ngoài hông. Cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi ngồi lâu, xoắn hay uốn vùng hông, cử động quay hoặc quan hệ tình dục”.
Rách vùng hông có thể gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như thể thao, chạy hoặc đi bộ.
Cách điều trị
Chẩn đoán chính xác là chìa khóa để được điều trị thích hợp. Theo BS Domb “ Chẩn đoán cuối cùng nên được thực hiện bởi chuyên gia về vùng hông , có sự trợ giúp của chụp MRI”.
Bước đầu tiên trong phương pháp điều trị bao gồm nghỉ ngơi và giảm thiểu trọng lượng mang vác. Đây không phải là điều dễ dàng với mẹ trẻ. Bạn nên nhờ người thân giúp đỡ. Nếu cơn đau kéo dài bạn nên xem xét các phương pháp điều trị không can thiệp phẫu thuật như tiêm thuốc chống viêm, vật lý trị liệu.
Bài viết liên quan
- 07-09-2017
- |
- 3:35 PM
- 08-05-2017
- |
- 3:53 PM
- 19-05-2017
- |
- 10:24 AM