Đang mang thai

Biểu đồ tăng trọng của mẹ và thai nhi

Sausinh.com thấy rằng với quan niệm ăn cho hai người, các mẹ thường được bồi dưỡng chăm sóc dinh dưỡng khá dư thừa trong thai kỳ, tuy nhiên lại chưa chắc đã đủ chất. Sausinh chia sẻ cùng các mẹ bầu bài viết về biểu đồ tăng trọng của mẹ và thai nhi. Đây là cơ sở quan trọng để mẹ bé điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho đủ chất cho bé mà vẫn đẹp dáng cho mẹ.

Do nhu cầu sức khỏe của bản thân và thai nhi đang lớn khi mang thai, các mẹ thường cho phép mình ăn tất cả các thức ăn yêu thích. Ăn uống được là một điều may mắn cho các mẹ bởi vì có rất nhiều mẹ bầu vì ốm nghén hay vốn biếng ăn sẽ chẳng thấy thèm ăn thêm thứ gì. Điều này khiến cho em bé không đủ một số thành phần dinh dưỡng và nhẹ cân hơn, yếu đề kháng hơn…

su-tang-can-hop-ly-cua-ba-bau-0111

Tuy nhiên các mẹ bầu cũng  nên lưu ý việc giảm cân sau khi sinh khó hơn nhiều so với việc kiểm soát tăng cân trong suốt thai kỳ. Không chỉ là hình dáng bên ngoài mà việc tăng cân quá mức, không đúng lúc của các mẹ còn dễ gây ra các bệnh bẩm sinh cho bé như bị bệnh tiểu đường, béo phì sơ sinh và cũng làm cho quá trình sinh đẻ khó khăn hơn. Hiện nay ở nước ta do việc chăm sóc và quản lý tăng cân chưa được áp dụng đến gia đình nên việc thai to vượt chuẩn diễn ra nhiều hơn, điều này ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe và vóc dáng của mẹ.  Đây chính là lý do các mẹ khi mang thai không được ăn cho 2 người, mà phải ăn uống điều độ. Bảng sau đây là trọng lượng mà các mẹ cần gia tăng thơi mỗi thời kỳ.

bieu-do-tang-can-cho-ba-bau

Bên cạnh đó, việc tăng cân quá nhanh trong một khoảng thời gian hay tăng quá nhiều cần trong suốt thai kỳ cũng khiến mẹ bầu bị rạn da, nám xạm, béo bụng sau sinh…Các mẹ bầuthông minh sẽ kiểm soát tốt quá trình tăng cân của bản thân thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Tuần lễ mang thai Trọng lượng gia tăng Trọng lượng thai nhi Tích lũy tại
3 tháng đầu 1 – 2 kg 5 gr tại tuần 10 Các mô của cơ quan sinh sản
3 tháng giữa 4 – 5 kg và các mô 350 gr tại tuần 20 Tích lũy trong các mô
3 tháng cuối 4 – 6 kg 3 – 3.5 kg tại tuần 40 Chủ yếu là tăng trọng của thai nhi

Dưới đây là bảng chi tiết về cân nặng của thai nhi và các cơ quan của người mẹ tính trung bình tăng ở mức 10 -13kg.

Cân nặng thai nhi

3,5kg

Trọng lượng dạ con

0,6kg

Dịch nước

1,2kg

Mô mỡ

2 – 4kg

Thành tử cung

1kg

Các mô khác

1,5kg

Tổng trọng lượng mẹ tăng cân

10 – 13kg

Các tuần lễ mẹ tăng cân

Tuần lễ thứ 12: Hầu hết các mẹ bầu đã được khám thai từ 1- 3 lần, mẹ bầu đã có thể lên được 1 – 2 kg.

Tuần lễ thứ 16: Mẹ có thể tăng khoảng 6 – 7 kg ở 3 tháng giữa, khoảng một nửa tổng số cân tăng trong thời gian mang thai. Ở tuần 16 mẹ có thể tăng 2,5kg.

Tuần lễ thứ 20: Trong tháng thứ 5 mẹ bầu có thể lên được khoảng 0,5kg mỗi tuần. Mẹ cần chú ý chế độ ăn uống, tránh ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, tinh bột.

ba-bau-tang-bao-nhieu-can

Tuần lễ thứ 24: Thai phụ có thể tăng 0,5 kg một tuần vào khoảng thời gian này.

Tuần lễ thứ 28: Tổng tăng trọng chuẩn của người mẹ ở tuần này có thể là 9kg.

massage cho bà bầu tại skinbar spa

Massage giảm đau nhức cho bà bầu tại Skinbar spa

Tuần lễ thứ 32: Sự tăng trọng của mẹ bầu  giảm xuống mặc dù thai nhi vẫn phát triển rất nhanh. Đến thời điểm này  mẹ bầu có thể tăng khoảng 11kg.

Tuần lễ thứ 36: Tăng trọng chuẩn của thai phụ đến thời gian này là khoảng 12kg.

Tuần lễ thứ 40: Mẹ bầu có thể bị sụt ký trong thời gian này, đây là một dấu hiệu bình thường và mẹ bầu có thể sẽ chuyển dạ trong vòng 10 ngày trở lại.

Biểu đồ tăng trọng của thai nhi (tính từ đỉnh đầu đến mông cho các tuần 8 -19)

Các tuần từ 20 – 40 mẹ bé có thể tham khảo tại bài viết Chuẩn cân nặng và kích thước thai nhi theo tuần.

Tuổi thai nhi

Chiều dài (cm) Cân nặng (g)

8 tuần

1.6 cm

1 gram

9 tuần

2.3 cm

2 grams

10 tuần

3.1 cm

4 grams

11 tuần

4.1 cm

7 grams

12 tuần

5.4 cm

14 grams

13 tuần

7.4 cm

23 grams

14 tuần

8.7 cm

43 grams

15 tuần

10.1 cm

70 grams

16 tuần

11.6 cm

100 grams

17 tuần

13 cm

140 grams

18 tuần

14.2 cm

190 grams

19 tuần

15.3 cm

240 grams

Bài viết liên quan

SHOPPING