Đang mang thai

Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng cuối

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, em bé sẽ tập trung năng lượng, dinh dưỡng để tăng  nhanh về trọng lượng cơ thể và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể như: mắt, hệ tiêu hóa, phổi và hệ hô hấp, cùng với hệ xương. Vậy dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai 3 tháng cuối như thế nào là hợp lý? Thực đơn chuẩn cho các bà bầu giai đoan này như thế nào? Cùng tham khảo các mẹ nhé.

ăn uống giàu chất xơ

(Nguồn: Internet)

Ăn uống khi mang thai 3 tháng cuối: Tam cá nguyệt thứ 3 đánh dấu một giai đoạn phát triển nhanh nhất của em bé, trung bình mỗi tuần em bé tăng khoảng 300-500gam. Thay vì chỉ đơn giản tiếp nhận dinh dưỡng qua nhau thai vào thẳng cơ thể, giờ đây em bé bắt đầu có  các hoạt động chủ động hơn như: nếm và nuốt nước ối để hệ tiêu hóa tập dượt, co duỗi chân tay nhiều hơn, mở mắt và phản ứng với ánh sáng…Những hoạt động tiêu hao năng lượng và việc tích cực tích lũy mô mỡ dưới da của em bé khiến cơ thể mẹ cần nhiều dinh dưỡng hơn. Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này cũng phải tăng tương ứng, nhưng cũng phải hết sức hợp lý để tránh các nguy cơ tiểu đường, phù nề hoặc tăng cân quá mức.  Việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối sẽ giúp các mẹ phòng tránh rạn da khi mang thai, loại bỏ nguy cơ béo bụng sau sinh và đặc biệt có tác dụng tốt khi giúp các mẹ chăm sóc sau sinh cho bản thân dễ dàng hơn. Trong 3 tháng cuối của thời gian mang thai 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn phải được đảm bảo đầy đủ:

  • Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
  • Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
  • Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…(sử dụng nhiều các chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa)
  • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Cũng giống như tam cá nguyệt thứ hai, ở tam cá nguyệt thứ ba này các mẹ bầu cần khoảng 2550 kcal, do vậy khẩu phần ăn vẫn cần phải duy trì tốt như giai đoạn trước và có sự thay đổi về tỷ lệ các chất thiết yếu phù hợp với tăng trưởng.

  • Chất đạm cần thiết cho qua trình tổng hợp mô tế bào và mô mỡ dưới da, mẹ bầu có thể bổ sung đạm từ hải sản (nếu không bị dị ứng) thì rất tốt bởi trong hải sản còn có iot giúp trí não bé phát triển hình thành.
  • Không để thiếu rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn cung cấp chất xơ giảm tình trạng táo bón khi mang bầu và táo bón sau sinh.
  • Cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đủ màu.
  • Nước đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và chuyển hóa dinh dưỡng. Trong 3 tháng cuối các mẹ bé còn bị mất nước do bài tiết, đổ mồ hôi nhiều hơn vì thế mỗi ngày cần 3 – 3,5 lít nước.
  • Cố gắng duy trì các bữa ăn đều đặn, khoảng 4 giờ ăn một bữa và tránh bỏ bữa
  • Bổ sung vitamin D từ thức ăn đặc biệt là trong giai đoạn mùa đông để đảm bảo đủ Canxi cho bé.

Bên cạnh việc ăn uống, các bác sĩ sẽ cho bạn uống các viên sắt, viên vitamin tổng hợp thai kỳ và một số loại thuốc bổ sung khác tùy theo sự theo dõi tình hình phát triển của mẹ và em bé.

Tỷ lệ các nhóm dinh dưỡng dành cho mẹ bầu 3 tháng cuối

Vai trò của một số chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai

  • Chất đạm (Protein): Protein là thành phần chính của cấu tạo mô tế bào, màng nguyên sinh, nhân tế bào. Protein giúp tăng trưởng tế bào và tạo máu có trong các thực phẩm như: thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu đỗ, lạc, đậu phụ. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối là 70gr/ngày.
  • Chất bột đường: Đường được đốt cháy trong cơ thể để tạo năng lượng phục vụ cho mọi nhu cầu hoạt động của cơ thể mẹ và bé. Các loại đường lành mạnh có trong bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, hoa quả, rau, mì.
  • Canxi: làm cho răng và xương chắc khỏe, chống co cơ, chức năng thần kinh. Mỗi ngày thai phụ cần khoảng 1500mg canxi. Có trong sữa, bơ, cá ăn cả xương.
  • Chất béo (lipid): tốt cho hệ thần kinh, phụ nữ mang thai cần 70-80g/ngày. Chất béo có trong bơ, sữa, lòng đỏ trứng, dầu thực vật, thịt, cá béo (cá hồi, cá thu).
  • Chất sắt: sắt đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào máu và vận chuyển oxy, đối với phụ nữ mang thai nhu cầu về sắt tăng rất cao, các bác sĩ luôn bổ sung viên sắt trong đơn. Sắt phòng chống bệnh thiếu máu – yếu đe dọa xảy thai và bệnh sản khoa. Chất sắt có nhiều trong các loại đậu đỗ, rau xanh (rau ngót, rau giền, rau khoai, rau bí), phủ tạng (tim, gan, bầu dục…)

chất sắt trong dinh dưỡng bà bầu

Trong bữa ăn hằng ngày của người mẹ, ngoài gạo, ngô, các loại củ, rau quả tươi nên có thêm thịt, cá hoặc đậu, lạc, vừng… Trong 3 tháng cuối, mỗi ngày nên ăn thêm 1 quả trứng luộc chín. Những gì nên tránh?

  • Ăn kiêng: Đây là giai đoạn quan trọng, cần cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi, vì vậy tuyệt đối không được ăn kiêng. Nếu bạn là người ăn chay trường, cần theo dõi chặt chẽ tỷ lệ các chất cung cấp cho thai nhi theo tuần.
  • Các chất kích thích, các loại nước giải khát sẽ gây đầy bụng, khó tiêu không nên dùng.
  • Một số mẹ tăng cân quá mức và có tiền sử tiểu đường cần tránh các loại thực phẩm có khả năng làm tăng lượng đường trong máu.
  • Tránh ăn quá mặn, giảm bớt các loại gia vị cay
  • Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn ngoài đường, tránh các loại thực phẩm được khuyến cáo có nhiều chất bảo quản, thủy ngân…
  • Tránh đu đủ xanh, lô hội, mướp đắng, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
  • Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch

Bài viết liên quan

SHOPPING