Đang mang thai

Mẹ ho khi con mọc tóc?

Nhiều mẹ bầu thường phải đối diện với những cơn ho, nhất là vào giai đoạn thứ hai của thai kỳ, dân gian gọi đó là “ho mọc tóc”. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được giữa ho mọc tóc và các cơn ho bệnh lý đâu nhé.

mẹ bầu ho

(Nguồn: Internet)

1. Ho mọc tóc là gì?

Từ tuần 14 trở đi, thai nhi sẽ xuất hiện những sợi tóc đầu tiên. Vào khoảng 20 tuần, em bé được bao phủ bởi một lớp lông tơ và nó sẽ rụng đi khi sinh. Thời gian này, mẹ bầu thường xuất hiện những cơn ho nhẹ trong vài ngày gọi là ho mọc tóc. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý vì không phải tất cả những cơn ho này đều là ho mọc tóc.

Do hệ miễn dịch của mẹ bầu yếu hơn nên dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, gây ra những cơn ho liên tục, đây là ho bệnh lý. Nếu ho kéo dài trên 10 ngày kèm theo đau ngực, khó thở hoặc sốt, ho có đờm xanh, vàng hoặc ra máu… thì rất có thể, đây là những biểu hiện của ho bệnh lý như: viêm phế quản, viêm họng, lao… Khi đó, mẹ cần đi thăm khám để được điều trị kịp thời, và bạn không được tự sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

2. Ảnh hưởng của việc ho tới bé

Mẹ nên biết rằng ho nhiều sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu ho quá nhiều và mạnh sẽ làm tăng áp lực ổ bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi, hoặc có thể gây ra các hiện tượng như động thai, sảy thai…

Khi bị ho nhẹ và rát họng kéo dài, bạn thường dùng các loại thuốc ngậm vì cho rằng, thuốc chỉ tác động lên vùng họng để giảm viêm, rát và không có tác dụng phụ gì. Tuy nhiên, loại thuốc nào cũng có ảnh hưởng không tốt tới thai phụ và em bé, bởi một tỉ lệ nhỏ thuốc được hấp thụ vào máu đến thai nhi.

Nếu mẹ bị ho 3 tháng đầu mang thai và khi cho con bú thì ở những giai đoạn này, chỉ nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc điều trị bằng thuốc chấm họng để không ảnh hưởng tới thai nhi và em bé.

3. Điều trị ho như thế nào?

Các mẹ lưu ý với những trường hợp ho bệnh lý, bạn nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhé. Còn tình trạng ho mọc tóc, ho bình thường thì không cần uống thuốc và có thể áp dụng một số cách sau để điều trị an toàn:

* Bài thuốc dân gian: Ngậm quất hấp mật ong hoặc gừng tươi, uống 1 cốc nước nóng hòa với chút muối và ½ thìa cà phê bột nghệ, ăn vỏ cam nướng, mía hoặc lê ngâm đường, uống nước giá luộc…

* Sử dụng nước muối: Pha 1 thìa muối với khoảng 250ml nước lọc ấm, dùng súc miệng 1 lần/1 giờ. Bạn cũng có thể dùng ít tỏi giã nhuyễn, pha với nước muối loãng đun sôi hoặc nước muối sinh lý đun sôi để xông mũi vào mỗi tối.

* Ăn uống đồ nóng: Thường xuyên uống các loại nước ấm, nước chanh ấm, mật ong, sữa ấm… sẽ rất hữu ích. Thức ăn nóng và giàu vitamin C cũng rất tốt cho thai phụ, làm giảm những cơn ho hay cảm lạnh. Để xoa dịu chứng đau cổ họng do ho kéo dài, bạn nên tắm nước ấm mỗi ngày. Tắm bằng nước ấm mỗi ngày, hít thở hơi nóng bốc lên vừa khoan khoái, vừa giảm cảm giác đau rát cổ họng. Bên cạnh, bạn cần lưu ý tránh xa khói thuốc và luôn vệ sinh sạch sẽ để tránh sự lây nhiễm của các loại vi trùng.

Nguồn : ebe.vn

Bài viết liên quan

SHOPPING