Đang mang thai

Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng giữa

Vào 3 tháng giữa thai kỳ, những mệt mỏi và vất vả trong ăn uống sẽ qua đi bởi bạn sẽ không (hoặc ít) chịu tác động của ốm nghén, đây là giai đoạn các bà mẹ có thể “tăng tốc” để cung cấp một lượng dinh dưỡng cần thiết cho cả hai mẹ con.

Ăn uống khi mang thai 3 tháng giữa

“Mục tiêu” đặt ra cho bạn trong giai đoạn này là phải tăng từ 3-4 kg, đồng thời phải bảo đảm đủ các dưỡng chất, vi chất cần thiết. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn tiếp tục được các chuyên gia dinh dưỡng yêu cầu đó là:

  • Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
  • Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
  • Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
  • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Giai đoạn này, cơ thể người mẹ cần khoảng 2550 kcal/ngày, cao hơn mức bình thường 300-350 kcal, bởi vậy các yêu cầu về dinh dưỡng cũng cao hơn:

  • Tăng khẩu phần ăn so với giai đoạn đầu và giữ tỷ lệ cân đối calo giữa đạm/béo/bột-đường là 14:31:55.
  • Cung cấp một lượng axit béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi
  • Không nên thiếu rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn
  • Cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng
  • Cần uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu
  • Cố gắng duy trì các bữa ăn đều đặn, khoảng 4 giờ ăn một bữa và tránh bỏ bữa
  • Thỉnh thoảng có thể ăn đồ ngọt (bánh kẹo, mứt…)

Việc sử dụng thuốc bổ, các viên vitamin là cần thiết, nhưng cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy kiểm soát tốc độ tăng cân của cơ thể sao cho hợp lý để tránh những nguy cơ do thừa/thiếu cân gây ra.

Những gì nên tránh?

  • Ăn kiêng: Đây là giai đoạn quan trọng, cần cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi, vì vậy tuyệt đối không được ăn kiêng.
  • Các chất kích thích, các loại nước giải khát công nghiệp tiếp tục được khuyến cáo không sử dụng
  • Lưu ý tới vấn đề tiểu đường khi các bà bầu tăng khẩu phần ăn, đây là bệnh rất thường gặp do các mẹ không kiểm soát được việc ăn uống.
  • Tránh ăn quá mặn, giảm bớt các loại gia vị cay
  • Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn ngoài đường, tránh các loại thực phẩm được khuyến cáo có nhiều chất bảo quản, thủy ngân…
  • Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
  • Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạ

 

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa

Mang thai 3 tháng giữa thường là giai đoạn đẹp nhất của thai kỳ. Triệu chứng buồn nôn và mệt mỏi (thường gặp ở 3 tháng đầu) đã biến mất và bạn cảm thấy khỏe hơn và thoải mái hơn. Ðây là thời gian tuyệt vời vì bạn cảm thấy em bé di động bên trong bạn và cuối cùng bạn bắt đầu lộ ra dáng vẻ có thai rõ ràng.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, các xét nghiệm máu, xét nghiệm tiền thai, và siêu âm có thể xác nhận em bé khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng cuối cùng họ đã có thể nắm chắc việc sắp có em bé. Thời điểm này cũng là lúc bạn bắt đầu chia sẻ các tin tức tuyệt vời với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Những thay đổi ở cơ thể mẹ

Hầu hết các bà bầu đều thấy giai đoạn này dễ chịu hơn giai đoạn 3 tháng đầu nhưng cũng cần phải được thông tin đầy đủ về thai kỳ trong những tháng này.

Bạn có thể thấy những triệu chứng như nôn ói và mệt mỏi biến mất. Nhưng những thay đổi khác, gây chú ý hơn của cơ thể có thể xuất hiện. Bụng của bạn sẽ lớn ra trong lúc bạn tiếp tục tăng cân và em bé tiếp tục lớn. Và trước khi giai đoạn này kết thúc, bạn sẽ cảm thấy em bé bắt đầu chuyển động và có thể cảm thấy nhiều cơn đau nhức.

Một số triệu chứng cần lưu tâm trong giai đoạn này:

  • Đau ở bụng, háng, và bắp đùi
  • Đau lưng
  • Chóng mặt – Khó thở
  • Nổi vân da – Thay đổi ở da
  • Ngứa ran ở bàn và ngón tay
  • Ngứa ở bụng, lòng bàn tay, và lòng bàn chân.
  • Táo bón
  • Hệ miễn dịch kém

Hãy đến gọi cho bác sĩ nếu bạn bị nôn ói, ăn mất ngon, vàng da, hoặc mệt mỏi kèm với ngứa ngáy. Đây có thể là những dấu hiệu của một bệnh gan nặng được gọi là ứ mật thai kỳ.

Tăng cân

Mọi thai phụ đều tăng cân ở những mức độ khác nhau. Trung bình, một thai phụ bình thường có thể tăng khoảng 0,5kg mỗi tuần, hoặc 1,5 đến 2 kg mỗi tháng trong ba tháng giữa thai kỳ.

Tâm lý người mẹ

Em bé đã lớn lên từng ngày và bạn có thể cảm nhận được điều đó. Bạn sẽ cảm thấy yêu đời hơn, hào hứng hơn khi hướng đến giải pháp tương lai khi em bé chào đời. Bạn sẽ có những tưởng tượng về mối quan hệ với em bé trong bụng, những giao tiếp đầu tiên với bé…

Em bé

Vào cuối giai đoạn này, thai nhi nặng khoảng 0,8 kg và dài khoảng 33 cm kèm theo sự phát triển của ngón tay, ngón chân, lông mi, và lông mày. Trong khoảng tháng thứ 5, bạn có thể cảm thấy thai nhi chuyển động. Vào cuối giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, toàn bộ những cơ quan cơ bản của thai nhi như tim, phổi và thận đều được hình thành

Dinh dưỡng và ăn uống

  • Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường.
  • Tăng cường ăn uống trong đó ưu tiên các nhóm chất bột và giữ tỷ lệ cân đối với nhóm khác Đạm:Béo:Bột-đường = 14:31:55
  • Cung cấp một lượng acid béo cần thiết để phát triển não bộ cho thai nhi
  • Tiếp tục cung cấp thường xuyên lượng vitamin và chất xơ cho cơ thể thông qua rau quả.
  • Tránh các chất kích thích: caffein, cồn, nicotin
  • Duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, ăn chín uống sôi.
  • Tránh những thực phẩm nhiều cholesterol và có thủy ngân

Thuốc và vitamin

  • Tiếp tục bổ sung các loại vi chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là: sắt, canxi, Vitamin A,B,C,D, axit folic… Uống theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng
  • Luôn tránh các loại thuốc nhuộm tóc, thuốc bôi mặt trong suốt giai đoạn thai kỳ
  • Sử dụng thuốc Đông y phải có chỉ định của bác sĩ
  • Việc điều trị các bệnh trong giai đoạn này cũng cần theo chỉ định, không tự ý điều trị

Siêu âm

  • Siêu âm được thực hiện để giúp phát hiện các dị tật của thai nhi giúp các bác sĩ có phương án điều trị
  • Siêu âm hỗ trợ cho các xét nghiệm cần thiết khác
  • Siêu âm giúp cho bạn biết được cân nặng, các chỉ số, sự phát triển của thai nhi

Các xét nghiệm cần thiết

Có nhiều xét nghiệm cần thiết được thực hiện trong giai đoạn này, khi đi khám thai tại cơ sở chuyên môn bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn thực hiện các xét nghiệm. Các xét nghiệm có thể gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm dung nạp glucô
  • Xét nghiệm chọc dò nước ối
  • Xét nghiệm chọc hút gai nhau

Các xét nghiệm sẽ giúp bạn biết được những vấn đề đang mắc phải trong giai đoạn thai kỳ và có phương án điều trị cần thiết. Các xét nghiệm chuyên sâu hơn sẽ được thực hiện nếu bác sĩ yêu cầu.

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng giữa

Đây là giai đoạn bạn có thể yên tâm hơn khi quan hệ tình dục, tuy nhiên vẫn phải giữ sự cẩn trọng và lựa chọn các tư thế an toàn cho mẹ và con.

Tập thể dục

Đi bộ, Yoga hay các bài aerobic nhẹ nhàng sẽ giúp cho các bà mẹ sảng khoái tinh thần, đẩy lùi bệnh tật và sẵn sàng cho sự chào đời của bé yêu.

————-

Món ăn, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai tháng thứ tư

Ở tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi đã phát triển đầy đủ các bộ phận trên cơ thế và thông qua hình ảnh siêu âm, chúng ta có thể xác định được giới tính và đo được nhịp tim của bé. Kể từ giai đoạn này trở đi, khi ăn uống người mẹ cần chú ý: không cần ăn uống quá nhiều, nhưng dinh dưỡng phải cân bằng như: protein, hydratcacbon, chất béo, chất vô cơ, vitamin, chất xơ…

Thực đơn dinh dưỡng

Để phát triển bộ xương của thai nhi, thai phụ cần ăn nhiều trứng gà, cà rốt, rau chân vịt, rong biển, sữa bò…

Dưới đây là một số thực đơn dinh dưỡng, các bà bầu có thể tham khảo và chọn dùng:

Tôm tươi xào rau hẹ

Nguyên liệu:

  • Rau hẹ: 250g
  • Tôm tươi: 150g
  • Muối ăn: 3g
  • Dầu ăn lượng vừa đủ.

Cách chế biến:

– Rau hẹ rửa sạch, cắt dài 3cm.

– Tôm tươi bóc vỏ, rửa sạch.

– Hành cắt khúc, gừng thái lát.

– Cho dầu lên bếp, đun nóng, cho hành vào phi thơm. Sau đó, cho tôm và rau hẹ vào, liên tục đảo đều, nêm gia vị cho vừa. Đến khi tôm chín, cho ra đĩa.

Đặc điểm món ăn: Thơm ngon, bổ huyết, dưỡng khí.

Cháo sò biển

Nguyên liệu:

  • Thịt sò biển tươi: 100g
  • Gạo nếp: 120g
  • Thịt ba chỉ: 50g
  • Rượu gia vị: 10ml
  • Hành, tỏi đập dập: 25g
  • Bột hồ tiêu: 1,5g
  • Muối tinh: 11g
  • Mỡ lợn chín: 2,5g

Cách chế biến:

– Gạo nếp vo, đãi sạch, thịt lợn thái sợi nhỏ, thịt sò biển rửa sạch.

– Đổ gạo nếp vào nồi, đợi cháo chín nở ra thì cho thịt lợn, thịt sò biển, muối, rượu, mỡ lợn vào nấu cùng thành cháo. Sau đó, cho tỏi, bột hồ tiêu vào là được.

Đặc điểm: Món ăn tuơi ngon, giàu dinh dưỡng, đặc biệt tốt với người thiếu vitaminD.

Rau chân vịt, đậu phụ rán

Nguyên liệu:

  • Rau chân vịt: 500g
  • Đậu phụ: 3 bìa
  • Dầu thực vật, xì dầu, đường, muối gia vị lượng vừa đủ.

Cách chế biến:

– Chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng già, cho đậu phụ vào rán vàng. Rau xào chín, cho lẫn vào cùng với đậu đã rán, nêm gia vị và để 1-2 phút là được.

Đặc điểm: Thơm ngon, giàu vitamin.

 

————–

Món ăn, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai tháng thứ năm

Ở thời gian này, thai nhi đang phát triển rất nhanh, vì vậy, mẹ cần có đủ nhiệt lượng, protein và vitamin để cung cấp cho bé. Lúc này, mẹ bầu cần cố gắng ăn đầy đủ, cân đối các loại thực phẩm: cá, thịt, trứng; gan động vật và chế phẩm từ đậu; rau có màu xanh, vàng… Thức ăn hàng ngày cho thai phụ tháng thứ năm cần đảm bảo: 1,5mg canxi, 3300 đơn vị vitaminA, 6mg betacerofen, 100g vitaminC.

Ở tháng thứ 5, chiều dài của thai nhi khoảng 14 – 16cm, trọng lượng khoảng 240 – 260g. Lúc này, đầu của bé bằng khoảng 1/3 chiều dài của thân; mũi và miệng dần dần rõ rệt; tóc, móng tay bắt dầu mọc. Toàn thân của thai nhi được phủ một lớp lông màu hồng đỏ, thay thế cho lớp trong suốt. Nhịp đập của tim dần tăng lên và mạnh hơn. Bộ xương, cơ thịt từng bước phát triển, tay, chân vận động hoạt bát hơn, người mẹ bắt đầu cảm nhận được các cử động của thai nhi.

Ở giai đoạn này, thai nhi phát triển rất nhanh, vì thế cần có đủ nhiệt lượng, protein và vitamin. Lúc này, người mẹ cần cố gắng hấp thu các chất này từ cá, thịt, trứng và chế phẩm từ đậu; rau có màu xanh, vàng; gan động vật… Thức ăn hàng ngày cho thai phụ tháng thứ năm cần đảm bảo: 1,5mg canxi, 3300 đơn vị vitaminA, 6mg betacerofen, 100g vitaminC.

Thực đơn

Bình thường, thực đơn mỗi ngày trong chu kì mang thai có thể sắp xếp như sau: các loại lương thực từ ngũ cốc, mỗi loại khoảng 200g; trứng gà 2 – 3 quả hoặc chế phẩm từ đậu 100 – 200g; thịt nạc hoặc cá 100 – 200g; sữa bò hoặc đậu nành 250ml; dầu thực vật 30ml; rau xanh 500g; tôm tươi hoặc tôm nõn 5-19g; hoa quả vừa đủ.

 

Món súp chay cho mẹ bầu

Nguyên liệu:

  • Nấm đông (ngâm nước): 15g
  • Khoai tây: 250g
  • Măng tươi: 12,5g
  • Cà rốt: 12,5g
  • Dầu ăn: 150ml
  • Muối, giấm, bột gừng, lá rau xanh.

Cách chế biến:

Cho khoai tây, cà rốt đã chín, bỏ vỏ vào xay nhuyễn. Măng thái nhỏ, rau nấm thái sợi. Bắc chảo lên bếp, cho lá rau, nấm đông và măng xào cùng. Cho thêm đường, muối, bột gừng với lượng vừa đủ. Cuối cùng cho giấm vào, bắc xuống và cho ra bát.

Đặc điểm: Món ăn tươi ngon, bổ dưỡng.

Lưu ý:

Thai phụ ở tháng thứ 5, nếu hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng thì sẽ tăng cân nhanh, gây trở ngại cho sự phát triển của thai nhi và có nguy cơ dẫn đến tình trạng sinh khó. Thể trọng lí tưởng ở phụ nữ mang thai là tăng không quá 500g/tháng.

—————

Món ăn, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai tháng thứ sáu

Đến tháng thứ 6 của thai kỳ, cân nặng thai nhi khoảng 500 – 540g, chiều dài tính từ đầu đến mông khoảng 18 – 21cm. Lúc này, bộ xương chắc hơn, đầu phát triển dài hơn, lông mày và lông mi bắt đầu mọc. Khuôn mặt của bé đã rõ hơn, tuyến mỡ dưới da đã xuất hiện. Dạ dày và ruột của thai nhi có thể hấp thu nước ối, thân có thể bài tiết niệu dịch. Như vậy, thai phụ cần được cung cấp nhiều dinh dưỡng và năng lượng hơn.

 

Rong biển vị cam

Nguyên liệu:

  • Rong biển khô: 150g
  • Rau cải trắng: 150g
  • Đường trắng, giấm, xì dầu, dầu vừng, rau thơm.

Cách chế biến:

Rong biển khô cho vào nồi hấp 25 phút, rồi vớt ra, cho vào nước ngâm 30 phút, vớt ra.Thái rong biển, rau cải thành sợi cho lẫn vào bát, nêm xì dầu, đường và dầu vừng, rắc rau thơm đã thái nhỏ lên trên.

Vỏ cam ngâm nước mềm, vớt ra thái, giã nhỏ, cho vào bát trộn đều với giấm. Sau đó, đổ nước giấm cam này vào bát rong biển, trộn đều và có thể ăn được ngay.

Gan lợn vị cá

Nguyên liệu:

  • Gan lợn: 250g
  • Ớt ngâm: 20g
  • Nước: 25ml
  • Tỏi: 15g
  • Xì dầu: 15ml
  • Muối gia vị: 2g
  • Dầu thực vật: 150ml
  • Giấm, rượu: 10ml
  • Đường: 10g
  • Bột đậu nước: 30g

Cách chế biến:

Thái gan lợn thành lát dài 4cm, rộng 3cm, dày 0,3cm.

Tỏi, bóc vỏ, thái thành hạt nhỏ. Hành chẻ hoa, ớt ngâm giã nhỏ. Dùng một bát bột đậu nước, xì dầu, giấm, đường và nước chế biến thành hỗn hợp. Bắc chảo lên bếp lửa to, cho dầu vào nóng già thì cho gan vào xào. Sau đó cho ớt, gừng, tỏi vào.

Đợi khi gan lợn, ngấm gia vị thì cho hành và nước hỗn hợp vào xào một lát rồi bắc ra, cho ra bát và ăn ngay.

Đặc điểm: Màu hồng đỏ, gan mềm, vị hơi cay, dễ ăn.

Chú ý: Món ăn này cũng như các món ăn khác liên quan đến gan chỉ nên thỉnh thoảng mới ăn, vì gan có chứa hàm lượng vitamin A cao, thai phụ dùng nhiều không tốt cho thai nhi.

Ngân nhĩ kim quả

Nguyên liệu:

  • Ngân nhĩ: 10g
  • Ngân quả: lê, táo, chuối…
  • Hoa quế
  • Đường trắng, tinh bột ướt lượng vừa đủ.

Cách chế biến:

Ngân nhĩ dùng nước ấm ngâm 1 giờ đồng hồ, sau đó rửa sạch. Thêm 300ml nước, cho lên bếp đun với lửa vừa khoảng 2 giờ.

Sau khi đun xong, lấy nước lọc ra, đổ vào nồi, cho đường và một ít nước trắng vào đun qua bằng lửa nhỏ cho tan hết, hớt bớt bọt.

Hoa quả thái miếng nhỏ bằng ngón tay, cho vào nồi đun sôi, cho ít tinh bột vào quấy cho sánh lại, đổ ra bát. Khi ăn, phủ một tầng ngân nhĩ lên trên, rắc hoa quế.

Bài viết liên quan

SHOPPING