Bảng cân nặng thai nhi, mẹ Bầu cần biết
Trong suốt thai kỳ, bạn sẽ được bác sĩ cho biết chỉ số vòng đầu, vòng mông, chiều dài… của thai. Từ đó, tính được cân nặng chuẩn của thai nhi. Tuy nhiên, không phải chỉ có bác sĩ mới đọc được ngay cả bạn cũng có thể đọc những chỉ số này theo bảng hướng dẫn bên dưới.
Trong tất cả các chỉ số, có 2 thông tin, mẹ cần quan tâm khi dò trên bảng trọng lượng thai đó là chiều dài và cân nặng thai nhi.
Dựa vào kích thước và cân nặng thai nhi, mẹ sẽ cần biết nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để phù hợp với sự phát triển của em. Điều này cũng sẽ giúp các mẹ giữ dáng sau sinh và chăm sóc sau sinh tốt hơn.
Mẹ cũng nên hiểu rằng các chỉ số mà bác sĩ đo được thông qua máy siêu âm và chỉ số trong bảng cân nặng thai nhi cũng sẽ có sự sai lệch. Các chỉ số đo trên máy siêu âm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đời máy, chất lượng, nguồn gốc và cả chuyên môn của bác sĩ. Chỉ số chỉ là mức đánh giá trung bình của các bé, nên các mẹ đừng quá lo lắng khi thấy thai phát triển chậm.
Một điều thực sự thú vị là có đến hai cách đo khác nhau trong thời kỳ mang thai. Trước 20 tuần, chiều dài của thai nhi sẽ được tính từ đỉnh đầu đến mông do em nằm ở tư thế cuộn tròn, tay và chân rất khó để quan sát. Nhưng, sau tuần thứ 20, chiều dài của thai lại được tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Việc thay đổi cách đo sẽ giúp các chỉ số cân nặng thai nhi trở nên chính xác hơn.
Đã đến lúc, sausinh mời các mẹ cùng xem em bé của mình đang lớn như thế nào rồi nhé.
Từ tuần 8-20 (từ đầu đến mông)
Từ tuần 20-42 (đo từ đầu đến chân).
Để thai nhi có thể phát triển cân nặng tốt như mong muốn, thai phụ cần phải chú ý :
– Luôn quan tâm đến dinh dưỡng khi mang bầu.
– Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý ( mẹ Bầu càng ngủ nhiều thì gia tăng lượng hấp thụ dinh dưỡng nơi thai)
– Ngăn ngừa stress nhất là 3 tháng cuối thai kỳ. Có nhiều cách để giảm stress và áp lực do thai tì trên cơ thể, mẹ có thể đến massage bầu tại Skinbar spa với thảo dược thiên nhiên Tanamera giảm đau nhức và mệt mỏi giúp mẹ có một thai kỳ hoàn hảo.
– Để tránh việc thai nhi béo phì mẹ cũng nên kết hợp các hoạt động như đi bộ, đi bơi, yoga để cả mẹ và con đều đạt chuẩn cân nặng và quá trình vượt cạn dễ dàng hơn.
Bài viết liên quan
- 28-10-2013
- |
- 4:57 PM
- 19-02-2019
- |
- 10:22 AM
- 18-10-2013
- |
- 11:39 AM