Tăng cân và tiểu đường thai kỳ mẹ bầu biết chưa?
Tỷ lệ tăng cân và bị tiểu đường thai kỳ ngày càng phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do thai phụ ăn quá nhiều tinh bột nên gây ra tăng cân và tiểu đường. Theo nghiên cứu có khoảng 3% thai phụ bị mắc tiểu đường trong tổng số các bà mẹ mang thai.
Khi tăng cân thì mẹ bầu cần tăng cân trong khoảng từ 7 kg đến 12 kg. Tăng cân quá nhiều không chỉ ảnh hưởng đến bé và người mẹ khó lấy lại vóc dáng sau sinh mà còn làm cho thai phụ có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường, huyết áp cao và sinh khó hơn.
Tiểu đường thai kỳ (Gestational Diabetes Mellitus) là một loại bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai, thai phụ bị bệnh này do cơ thể không tạo ra được đủ lượng insulin hoặc các tế bào của thai phụ không sử dụng được nó. Khi đó các glucose không thoát ra được và tích tụ trong máu gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận biết nhất là thừa cân, lượng đường trong máu tăng lên và huyết áp cao. Để xác định rỏ mình có bị bệnh hay không các thai phụ có thể đến kiểm tra trực tiếp tại các cơ sở y tế.
Tiểu đường thai kỳ gây ra một số biến chứng cho người mẹ khi cơ thể họ trở nên dễ bị nhiểm độc thai nghén, nhiễm trùng…. Thai phụ bị tiểu đường thường phải sinh mổ và sau khi sinh ở một số người bệnh tiểu đường trở nên nặng hơn. Còn đối với thai nhi khi mẹ đang mang thai bị tiểu đường sẽ gây ra một số triệu chứng như cơ thể của bé lớn hơn bình thường, lượng đường trong máu thai nhi quá thấp, bé bị vàng da và khó thở.
Có thể thấy bệnh tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm và để phòng tránh nguy cơ mắc phải tiểu đường thai kỳ là hạn chế tăng cân trong thời gian mang thai. Thực hiện một chế độ ăn khoa học để tăng cân đúng mức. Việc tập thể dục thể thao đều đặn sẻ giúp cơ thể tăng cân ít hơn, tốt cho cơ thể của mẹ và thai nhi. Để giảm cân nên bổ sung dinh dưỡng trong thời gian mang thai bằng ăn các loại rau, củ, quả tươi, hạn chế ăn quá nhiều chất béo và tinh bột.
(Nguồn: Internet)
Ngoài ra khi đã bị chứng bệnh tiểu đường thai kỳ thì thai phụ cần nên đến khám định kỳ tại các trung tâm y tế để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho mẹ và bé. Chỉ nên ăn một chén cơm mỗi bữa, không ăn nhiều tinh đường và bổ sung thêm chất đạm trong cá và sữa cho bà bầu.
Qua đây có thể thấy việc tăng cân và tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ và bé. Vì vậy các mẹ bầu cần thực hiện một chế độ sinh hoạt hợp lý. Không chỉ phòng tránh và hạn chế những bệnh trên đây mà còn phòng ngừa được nhiều căn bệnh khác trong quá trình mang thai.
Bài viết liên quan
- 25-04-2019
- |
- 9:51 AM
- 18-10-2013
- |
- 10:48 AM
- 03-06-2014
- |
- 11:45 AM