Gây tê ngoài màng cứng để đẻ không đau có hại không
Phương pháp đẻ không đau hiện nay đang rất được các mẹ quan tâm vì muốn né tránh cơn đau đẻ khủng khiếp vào giờ vượt cạn. Tuy nhiên, có một câu hỏi khiến các mẹ không khỏi lo lắng là phương pháp này được tiến hành như thế nào và có nguy hiểm không? Sausinh.com cùng mẹ giải đáp các thắc mắc này nhé!
Gây tê ngoài màng cứng là gì
Là thủ thuật giúp giảm đau liên tục tại phần dưới cơ thể, gây ức chế cảm giác tại vùng cần giảm đau .
Lợi ích của thủ thuật này là mẹ vẫn tỉnh táo và có ý thức với toàn bộ cơ thể mình mà không bị tê liệt toàn bộ cơ thể.
Phương pháp gây tê này được sử dụng cho cả sinh thường và sinh mổ. Thuốc gây tê được truyền qua ống thông (rất mảnh và linh hoạt) nối vào khoang ngoài màng cứng bao quanh màng cứng của cột sống.
Quy trình tiến hành gây tê ngoài màng cứng
– Bước 2 : Bác sĩ và y tá sẽ luồn ống dẫn thuốc gây tê qua kim, rút kim và cố định ống thông để thuốc tê được truyền vào khi cần thiết.
– Bước 3 : Bạn sẽ được truyền một liều thuốc tê thử nghiệm và theo dõi nhịp tim liên tục. Y tá cũng sẽ đo huyết áp của bạn 5 phút/ 1 lần để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai
Bạn sẽ bắt đầu thấy tê sau 10-20 phút từ liều đầu tiên, ở tử cung bắt đầu tê liệt chỉ trong vài phút. Bạn sẽ tiếp tục được truyền thêm thuốc qua ống truyền trong suốt quá trình sinh nở.
– Bước 4 : Sau khi em bé chào đời, ống truyền sẽ được tháo bỏ. Nếu sinh mổ, ống truyền sẽ được giữ lại để truyền thuốc kiểm soát đau sau hậu phẫu.
Thuốc được dùng trong gây tê ngoài màng cứng thường là hỗn hợp của chất gây tê cục bộ và chất gây mê.
Gây tê ngoài màng cứng có hại không
Hầu hết các nghiên cứu gần đây xác nhận rằng gây tê ngoài màng cứng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe trẻ sơ sinh ( dựa theo chỉ số Apgar – kết quả kiểm tra sức khoẻ tổng quát trẻ sơ sinh sau khi bé chào đời.) và cũng chưa có kết quả nào chính xác là sẽ ảnh hưởng đến việc cho con bú nên mẹ có thể yên tâm với phương pháp này.
Lưu ý : Không thể áp dụng gây tê ngoài màng cứng trong những trường hợp như mẹ có huyếp áp thấp, rối loạn chảy máu, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng da ở vùng lưng, bị dị ứng cơ địa với thuốc gây tê hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu,…
Sausinh.com tổng hợp
Bài viết liên quan
- 22-07-2016
- |
- 5:09 PM
- 09-04-2020
- |
- 2:53 PM
- 24-05-2014
- |
- 2:44 PM